Quản lý hóa đơn, chứng từ có phải là nội dung quản lý thuế? Trách nhiệm của cơ quan thuế trong quản lý hóa đơn, chứng từ điện tử?
Quản lý hóa đơn, chứng từ có phải là nội dung quản lý thuế không?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Luật Quản lý thuế 2019, nội dung quản lý thuế bao gồm:
(1) Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế.
(2) Hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, không thu thuế.
(3) Khoanh tiền thuế nợ; xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; miễn tiền chậm nộp, tiền phạt; không tính tiền chậm nộp; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ.
(4) Quản lý thông tin người nộp thuế.
(5) Quản lý hóa đơn, chứng từ.
(6) Kiểm tra thuế, thanh tra thuế và thực hiện biện pháp phòng, chống, ngăn chặn vi phạm pháp luật về thuế.
(7) Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
(8) Xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế.
(9) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.
(10) Hợp tác quốc tế về thuế.
(11) Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế.
Như vậy, quản lý hóa đơn, chứng từ là một trong các nội dung quản lý thuế theo quy định pháp luật.
Quản lý hóa đơn, chứng từ có phải là nội dung quản lý thuế? Trách nhiệm của cơ quan thuế trong quản lý hóa đơn, chứng từ điện tử? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của cơ quan thuế trong quản lý hóa đơn, chứng từ điện tử là gì?
Trách nhiệm của cơ quan thuế trong quản lý hóa đơn, chứng từ điện tử được quy định tại Điều 57 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
(1) Tổng cục Thuế có trách nhiệm:
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về hóa đơn điện tử, hóa đơn do cơ quan thuế đặt in, chứng từ điện tử để phục vụ công tác quản lý thuế, phục vụ công tác quản lý nhà nước của các cơ quan khác của nhà nước (công an, quản lý thị trường, bộ đội biên phòng, các cơ quan có liên quan), phục vụ nhu cầu xác minh, đối chiếu hóa đơn của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân;
- Thông báo các loại hóa đơn, chứng từ đã được phát hành, được báo mất, không còn giá trị sử dụng.
(2) Cục Thuế địa phương có trách nhiệm:
- Quản lý hoạt động tạo, phát hành hóa đơn, chứng từ của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn;
- Đặt in, phát hành các loại hóa đơn để bán cho các đối tượng theo quy định tại Nghị định này;
- Thanh tra, kiểm tra hoạt động tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn, chứng từ trên địa bàn.
(3) Chi cục Thuế địa phương có trách nhiệm:
- Kiểm tra việc sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; sử dụng chứng từ điện tử trong phạm vi được phân cấp quản lý thuế;
- Theo dõi, kiểm tra hoạt động hủy hóa đơn, chứng từ theo quy định của Bộ Tài chính trong phạm vi được phân cấp quản lý thuế.
Nguyên tắc quản lý thuế là gì? Không được thực hiện những hành vi nào trong hoạt động quản lý thuế?
Nguyên tắc quản lý thuế là gì?
Căn cứ Điều 5 Luật Quản lý thuế 2019, nguyên tắc quản lý thuế được quy định cụ thể như sau:
(1) Mọi tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của luật.
(2) Cơ quan quản lý thuế, các cơ quan khác của Nhà nước được giao nhiệm vụ quản lý thu thực hiện việc quản lý thuế theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người nộp thuế.
(3) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
(4) Thực hiện cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý thuế; áp dụng các nguyên tắc quản lý thuế theo thông lệ quốc tế, trong đó có nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế, nguyên tắc quản lý rủi ro trong quản lý thuế và các nguyên tắc khác phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
(5) Áp dụng biện pháp ưu tiên khi thực hiện các thủ tục về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan và quy định của Chính phủ.
Không được thực hiện những hành vi nào trong hoạt động quản lý thuế?
Căn cứ quy định tại Điều 6 Luật Quản lý thuế 2019, trong hoạt động quản lý thuế, không được thực hiện các hành vi sau đây:
(1) Thông đồng, móc nối, bao che giữa người nộp thuế và công chức quản lý thuế, cơ quan quản lý thuế để chuyển giá, trốn thuế.
(2) Gây phiền hà, sách nhiễu đối với người nộp thuế.
(3) Lợi dụng để chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép tiền thuế.
(4) Cố tình không kê khai hoặc kê khai thuế không đầy đủ, kịp thời, chính xác về số tiền thuế phải nộp.
(5) Cản trở công chức quản lý thuế thi hành công vụ.
(6) Sử dụng mã số thuế của người nộp thuế khác để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc cho người khác sử dụng mã số thuế của mình không đúng quy định của pháp luật.
(7) Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không xuất hóa đơn theo quy định của pháp luật, sử dụng hóa đơn không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn.
(8) Làm sai lệch, sử dụng sai mục đích, truy cập trái phép, phá hủy hệ thống thông tin người nộp thuế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu phiếu biểu quyết về việc thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng? Tải về mẫu phiếu biểu quyết?
- Cơ cấu tổ chức của Quỹ Hỗ trợ nông dân có bao gồm Ban kiểm soát không? Nếu có thì thành viên Ban Kiểm soát do ai bổ nhiệm?
- 05 nguyên tắc thực hiện công tác xã hội trong trường học? Nội dung công tác xã hội trong trường học gồm những gì?
- Báo cáo kiểm toán nội bộ phải trình bày nội dung gì? Báo cáo kiểm toán nội bộ phải có chữ ký của ai?
- Thủ tục đăng ký tạm trú mới nhất 2025? Làm tạm trú cần giấy tờ gì 2025? Đăng ký tạm trú là trách nhiệm của ai?