Quản lý hồ sơ địa chính dạng số như thế nào? Cơ quan đăng ký đất đai có trách nhiệm gì trong kiểm tra hồ sơ địa chính?
- Cơ quan đăng ký đất đai có trách nhiệm gì trong kiểm tra hồ sơ địa chính?
- Quản lý hồ sơ địa chính dạng số như thế nào?
- Hồ sơ địa chính dạng giấy được bảo quản như thế nào?
- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý những hồ sơ địa chính dạng giấy nào?
- Thời hạn bảo quản hồ sơ địa chính là bao lâu?
Cơ quan đăng ký đất đai có trách nhiệm gì trong kiểm tra hồ sơ địa chính?
Căn cứ tại điểm b khoản 3 Điều 28 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định nhiệm vụ của cơ quan đăng ký đất đai trong việc kiểm tra hồ sơ địa chính như sau:
- Kiểm tra việc đo đạc chỉnh lý, chia tách thửa đất trên bản đồ địa chính; kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất hoặc các loại bản đồ khác hiện có dạng giấy, dạng số đối với nơi chưa có bản đồ địa chính trước khi sử dụng để đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền;
- Tổ chức kiểm tra thường xuyên việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính dạng số đã thực hiện.
Địa phương chưa xây dựng hồ sơ địa chính dạng số thì tổ chức kiểm tra thường xuyên việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính đối với tất cả các trường hợp đã đăng ký.
Quản lý hồ sơ địa chính dạng số như thế nào? Cơ quan đăng ký đất đai có trách nhiệm gì trong kiểm tra hồ sơ địa chính? (Hình từ Internet)
Quản lý hồ sơ địa chính dạng số như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 29 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định việc quản lý hồ sơ địa chính dạng số như sau:
- Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính dạng số của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Đối với huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính mà chưa kết nối với cơ sở dữ liệu địa chính của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính dạng số của địa phương.
Hồ sơ địa chính dạng giấy được bảo quản như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 30 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định việc bảo quản hồ sơ địa chính dạng giấy như sau:
Hồ sơ địa chính dạng giấy được bảo quản theo quy định như sau:
+ Hồ sơ địa chính được phân nhóm tài liệu để bảo quản bao gồm:
- Bản đồ địa chính; bản trích đo địa chính thửa đất; tài liệu đo đạc khác sử dụng để đăng ký đất đai;
- Bản lưu Giấy chứng nhận;
- Hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất;
- Sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ cấp Giấy chứng nhận;
- Các tài liệu khác;
+ Hệ thống hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất quy định tại Khoản 2 Điều 23 của Thông tư này được sắp xếp và đánh số thứ tự theo thứ tự thời gian ghi vào sổ địa chính của hồ sơ thủ tục đăng ký lần đầu; số thứ tự hồ sơ gồm 06 chữ số và được đánh tiếp theo số thứ tự của các hồ sơ đã lập trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý những hồ sơ địa chính dạng giấy nào?
Căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 29 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định những hồ sơ địa chính dạng giấy mà văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý bao gồm:
- Bản lưu Giấy chứng nhận; sổ cấp Giấy chứng nhận đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, cá nhân nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư;
- Hệ thống hồ sơ thủ tục đăng ký của các đối tượng thuộc thẩm quyền tiếp nhận, thực hiện đăng ký đất đai;
- Bản đồ địa chính và các loại bản đồ, tài liệu đo đạc khác đang sử dụng để đăng ký, cấp Giấy chứng nhận;
- Hệ thống sổ địa chính đang sử dụng, được lập cho các đối tượng đăng ký thuộc thẩm quyền;
- Hồ sơ địa chính đã lập qua các thời kỳ không sử dụng thường xuyên trong quản lý đất đai;
Thời hạn bảo quản hồ sơ địa chính là bao lâu?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 30 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định
Bảo quản hồ sơ địa chính
...
3. Thời hạn bảo quản hồ sơ địa chính được quy định như sau:
a) Bảo quản vĩnh viễn đối với các hồ sơ địa chính dạng số và thiết bị nhớ chứa hồ sơ địa chính số; các tài liệu dạng giấy đã lập bao gồm: Tài liệu đo đạc địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ cấp Giấy chứng nhận, bản lưu Giấy chứng nhận; hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất quy định tại Điều 23 của Thông tư này, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này;
b) Bảo quản trong thời hạn 5 năm đối với hồ sơ thủ tục đăng ký cho thuê, cho thuê lại, đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã đăng ký xóa cho thuê, cho thuê lại, xóa thế chấp; giấy tờ thông báo công khai kết quả thẩm tra hồ sơ thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận; thông báo về việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính và các giấy tờ khác kèm theo.
Như vậy theo quy định trên tùy thuộc vào loại hồ sơ địa chính mà có thời hạn bảo quản là 5 năm hoặc vĩnh viễn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Một số bài vè chúc Tết, thơ chúc Tết Nguyên đán cho trẻ em hay, dễ thuộc? Tổng hợp các quyền cơ bản của trẻ em?
- Hướng dẫn đăng nhập Cuộc thi tìm hiểu truyền thống 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên và hội sinh viên Việt Nam Chủ đề yêu nước?
- Tải bảng tổng hợp sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng mới nhất? Quy định về chi phí xây dựng khi xác định sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng?
- Mẫu Tờ trình xin kinh phí Đại hội chi bộ mới nhất? Tải mẫu Tờ trình xin kinh phí tổ chức Đại hội chi bộ?
- Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư làm việc theo nguyên tắc gì? Nhiệm vụ quyền hạn Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư?