Quản lý, điều tiết giá được thực hiện theo cơ chế nào? Triển khai các biện pháp quản lý, điều tiết giá thuộc thẩm quyền của ai?
Hoạt động quản lý, điều tiết giá của Nhà nước được thực hiện theo cơ chế nào?
Nguyên tắc quản lý, điều tiết giá của Nhà nước được quy định tại Điều 5 Luật Giá 2023 như sau:
Nguyên tắc quản lý, điều tiết giá của Nhà nước
1. Quản lý, điều tiết giá theo cơ chế thị trường phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ; bảo đảm công khai, minh bạch, tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
2. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và Nhà nước.
3. Góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, phát triển bền vững; thúc đẩy xã hội hóa hoạt động cung cấp dịch vụ công; có chính sách về giá phù hợp với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, quản lý, điều tiết giá được thực hiện theo cơ chế thị trường.
Bên cạnh đó, việc quản lý, điều tiết giá phải phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ; bảo đảm công khai, minh bạch, tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
Lưu ý:
Ngoài nguyên tắc đã nêu trên, việc quản lý, điều tiết giá của Nhà nước còn đảm bảo:
- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và Nhà nước.
- Góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, phát triển bền vững;
+ Thúc đẩy xã hội hóa hoạt động cung cấp dịch vụ công; có chính sách về giá phù hợp với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Quản lý, điều tiết giá được thực hiện theo cơ chế nào? Triển khai các biện pháp quản lý, điều tiết giá thuộc thẩm quyền của ai? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền triển khai thực hiện các biện pháp quản lý, điều tiết giá?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ được quy định tại Điều 13 Luật Giá 2023 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ
1. Thống nhất quản lý nhà nước về giá, thẩm định giá.
2. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về giá, thẩm định giá theo thẩm quyền.
3. Trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá, Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.
4. Quy định, điều chỉnh hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải kê khai giá quy định tại điểm d khoản 2 Điều 28 của Luật này.
5. Quyết định và tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp quản lý, điều tiết giá theo quy định của Luật này. Phân công, phân cấp thẩm quyền, trách nhiệm thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về giá, thẩm định giá và các nhiệm vụ khác thuộc thẩm quyền.
Theo đó, việc quyết định và tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp quản lý, điều tiết giá theo quy định của Luật Giá 2023 thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
Lưu ý:
Phân công, phân cấp thẩm quyền, trách nhiệm thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về giá, thẩm định giá và các nhiệm vụ khác thuộc thẩm quyền.
Hành vi nào bị nghiêm cấm trong lĩnh vực giá, thẩm định giá đối với tổ chức, cá nhân?
Hành vi nào bị nghiêm cấm trong lĩnh vực giá, thẩm định giá đối với tổ chức, cá nhân được quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Giá 2023 như sau:
- Loan tin, đưa tin không đúng sự thật, không chính xác về tình hình kinh tế - xã hội gây nhiễu loạn thông tin thị trường, giá hàng hóa, dịch vụ;
- Gian lận về giá bằng cách cố ý thay đổi các nội dung đã cam kết trong các giao dịch mà không thông báo trước với khách hàng về thời gian, địa điểm, điều kiện mua, bán, phương thức vận chuyển, thanh toán, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, hàng hóa, dịch vụ tại thời điểm giao hàng, cung ứng dịch vụ;
- Lợi dụng tình trạng khẩn cấp, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh để tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ không phù hợp với biến động của giá thành toàn bộ so với điều kiện bình thường nhằm trục lợi;
- Cản trở hoạt động quản lý, điều tiết giá, thẩm định giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Làm, cung cấp chứng thư thẩm định giá giả hoặc sử dụng chứng thư thẩm định giá giả cho mục đích quy định tại khoản 4 Điều 55 Luật Giá 2023;
- Làm, cung cấp chứng thư thẩm định giá khi không đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá hoặc sử dụng chứng thư đó cho mục đích quy định tại khoản 4 Điều 55 Luật Giá 2023;
+ Ký chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá khi không là thẩm định viên về giá;
- Mua chuộc, hối lộ; cấu kết, thỏa thuận để làm sai lệch mức giá hàng hóa, dịch vụ hoặc giá trị tài sản thẩm định giá nhằm vụ lợi, trục lợi; thông đồng về giá, thẩm định giá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?