Quản lý công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong Bộ Quốc phòng gồm những nội dung gì? Cơ quan nào chịu trách nhiệm quản lý?
Quản lý công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong Bộ Quốc phòng gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định như sau:
Quản lý công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
1. Nội dung quản lý công tác phổ biến, giáo dục pháp luật gồm:
a) Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, đề án, kế hoạch về phổ biến, giáo dục pháp luật;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
c) Xây dựng, quản lý, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
d) Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu pháp luật về quân sự, quốc phòng;
đ) Bảo đảm kinh phí, trang bị vật chất cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
e) Thông tin, báo cáo, thống kê, sơ kết, tổng kết, khen thưởng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
g) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
h) Hợp tác quốc tế về phổ biến, giáo dục pháp luật.
...
Theo đó, nội dung quản lý công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong Bộ Quốc phòng gồm:
- Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, đề án, kế hoạch về phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Xây dựng, quản lý, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu pháp luật về quân sự, quốc phòng;
- Bảo đảm kinh phí, trang bị vật chất cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Thông tin, báo cáo, thống kê, sơ kết, tổng kết, khen thưởng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Hợp tác quốc tế về phổ biến, giáo dục pháp luật.
Quản lý công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong Bộ Quốc phòng (Hình từ Internet)
Những cơ quan nào chịu trách nhiệm quản lý công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong Bộ Quốc phòng?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định như sau:
Quản lý công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
...
2. Cơ quan quản lý công tác phổ biến, giáo dục pháp luật gồm:
a) Vụ Pháp chế chịu trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý, chỉ đạo, kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Bộ Quốc phòng; chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành chương trình, kế hoạch hàng năm, trung hạn, dài hạn về phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng cơ sở dữ liệu pháp luật về quân sự, quốc phòng; nội dung khác theo quy định của pháp luật.
b) Cục Tuyên huấn chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, hướng dẫn, phối hợp kiểm tra các cơ quan, đơn vị trong Quân đội về phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với công tác giáo dục chính trị tư tưởng.
c) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị các cấp thực hiện quản lý công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ quan, đơn vị mình; chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị trong và ngoài Quân đội tổ chức thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho quân nhân, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng, người lao động hợp đồng trong cơ quan, đơn vị và nhân dân trên địa bàn đóng quân.
d) Tổ chức pháp chế, cơ quan chính trị, cơ quan được giao phụ trách công tác pháp chế, phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp chịu trách nhiệm tham mưu, giúp cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy cấp mình quản lý, tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Theo quy định trên, cơ quan chịu trách nhiệm quản lý công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong Bộ Quốc phòng gồm:
- Vụ Pháp chế;
- Cục Tuyên huấn;
- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị các cấp;
- Tổ chức pháp chế, cơ quan chính trị, cơ quan được giao phụ trách công tác pháp chế, phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp.
Trách nhiệm quản lý công tác phổ biến giáo dục pháp luật của từng cơ quan được quy định cụ thể trên.
Thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong Bộ Quốc phòng cần đảm bảo những nguyên tắc gì?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định như sau:
Nguyên tắc thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
1. Đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của Bộ Quốc phòng.
2. Bảo đảm phục vụ nhiệm vụ chính trị trung tâm của Quân đội, của cơ quan, đơn vị; đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, trong đó có những lực lượng tiến thẳng lên hiện đại.
3. Thực hiện đa dạng hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với nhu cầu, nhiệm vụ, trình độ của đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật, đặc thù của Quân đội và truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc.
4. Kịp thời, thường xuyên, chất lượng, có trọng tâm, trọng Điểm.
5. Chính xác, đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, thiết thực; bảo đảm bí mật nhà nước, bí mật quân sự.
6. Gắn với việc thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước.
7. Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị; giữa cơ quan, đơn vị trong Quân đội với cơ quan, tổ chức ngoài Quân đội; huy động và phát huy vai trò của các lực lượng, phương tiện tham gia vào công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Như vậy, nguyên tắc thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong Bộ Quốc phòng được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?