Quản lý công chức cấp xã theo các nội dung gì? Các cơ quan nào có thẩm quyền quản lý công chức cấp xã?
Quản lý công chức cấp xã theo các nội dung gì?
Căn cứ theo Điều 45 Nghị định 112/2011/NĐ-CP có quy định về nội dung quản lý công chức cấp xã như sau:
(1) Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về công chức cấp xã.
(2) Xây dựng quy hoạch công chức cấp xã.
(3) Quy định tiêu chuẩn, chức danh công chức cấp xã.
(4) Quy định số lượng công chức cấp xã; việc quản lý, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, chế độ tập sự, chế độ thôi việc, nghỉ hưu, đánh giá công chức cấp xã, việc phân cấp quản lý công chức cấp xã.
(5) Thực hiện khen thưởng, xử lý vi phạm, chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với công chức cấp xã.
(6) Thực hiện chế độ báo cáo thống kê về công chức cấp xã.
(7) Thanh tra, kiểm tra đối với cơ quan, tổ chức và đối với công chức cấp xã trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về công chức cấp xã.
(8) Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với công chức cấp xã.
(9) Các công tác khác liên quan đến quản lý công chức cấp xã.
Quản lý công chức cấp xã (Hình từ Internet)
Các cơ quan nào có thẩm quyền quản lý công chức cấp xã?
Theo quy định tại Điều 46 Nghị định 112/2011/NĐ-CP thì các cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức cấp xã gồm có:
(1) Bộ Nội vụ
(2) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
(3) Ủy ban nhân dân cấp huyện
(4) Ủy ban nhân dân cấp xã
Trong việc quản lý công chức cấp xã Ủy ban nhân dân các cấp có nhiệm vụ và quyền hạn thế nào?
Cũng theo Điều 46 Nghị định 112/2011/NĐ-CP thì trong việc quản lý công chức cấp xã Ủy ban nhân dân các cấp có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
(1) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Quyết định số lượng cụ thể công chức cấp xã theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn Bộ Nội vụ; hướng dẫn việc kiêm nhiệm một số chức danh để bảo đảm các lĩnh vực công tác ở địa phương đều có công chức đảm nhiệm;
- Ban hành Quy chế tổ chức tuyển dụng công chức cấp xã; hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện đánh giá công chức cấp xã hàng năm;
- Thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức cấp xã;
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tuyển dụng, lập kế hoạch, quy hoạch xây dựng đội ngũ công chức cấp xã; từng bước thực hiện tiêu chuẩn hóa để nâng cao chất lượng công chức cấp xã;
- Hàng năm, chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã;
- Chỉ đạo việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với công chức cấp xã;
- Ban hành quy định về phân cấp quản lý đối với công chức cấp xã;
- Tổng hợp thống kê, báo cáo số lượng, chất lượng công chức cấp xã trên địa bàn cấp tỉnh;
- Hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng nguồn kinh phí để thực hiện chế độ, chính sách theo quy định của Chính phủ và theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp đối với công chức cấp xã;
- Hướng dẫn việc lập và quản lý hồ sơ công chức cấp xã.
(2) Ủy ban nhân dân cấp huyện có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Lập kế hoạch, quy hoạch xây dựng đội ngũ công chức cấp xã;
- Tổ chức tuyển dụng đối với công chức cấp xã theo Nghị định này và Quy chế tuyển dụng công chức của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; quyết định tiếp nhận, điều động và quản lý công chức cấp xã theo Nghị định này và theo phân cấp quản lý công chức của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thực hiện cho thôi việc, nghỉ hưu đối với công chức cấp xã theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách khác đối với công chức cấp xã;
- Tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã theo hướng dẫn và phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Quyết định khen thưởng, kỷ luật đối với công chức cấp xã theo phân cấp quản lý công chức của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các quy định về công chức cấp xã;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với công chức cấp xã theo quy định của pháp luật;
- Tổng hợp thống kê, báo cáo số lượng, chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn cấp huyện;
- Hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc nhận xét, đánh giá công chức cấp xã hàng năm; kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức cấp xã;
- Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã lập và quản lý hồ sơ công chức cấp xã.
(3) Ủy ban nhân dân cấp xã có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Trực tiếp quản lý và sử dụng công chức cấp xã; nhận xét, đánh giá hàng năm đối với công chức cấp xã;
- Thực hiện chế độ, chính sách, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; quy hoạch, tạo nguồn đối với công chức cấp xã;
- Đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ở cấp huyện khen thưởng công chức cấp xã theo phân cấp quản lý công chức ở địa phương;
- Đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp huyện về xử lý vi phạm đối với công chức cấp xã;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với công chức cấp xã theo quy định của pháp luật;
- Thống kê, báo cáo số lượng, chất lượng đội ngũ công chức cấp xã;
- Lập và quản lý hồ sơ công chức cấp xã.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?