Quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì hành vi không xây dựng công trình xử lý môi trường sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
- Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không xây dựng công trình xử lý môi trường như thế nào?
- Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là bao lâu?
- Quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì hành vi không xây dựng công trình xử lý môi trường sẽ bị phạt tiền, phạt bổ sung hay khắc phục hậu quả?
Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không xây dựng công trình xử lý môi trường như thế nào?
Căn cứ Điều 67 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính như sau:
- Trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần thì chỉ ra 01 quyết định xử phạt, trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính.
- Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng cá nhân, tổ chức.
- Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm của từng cá nhân, tổ chức.
- Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác.
Quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là bao lâu?
Căn cứ khoản 34 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính như sau:
- Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
+ Đối với vụ việc không thuộc trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này, thời hạn ra quyết định xử phạt là 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính; vụ việc thuộc trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 63 của Luật này;
+ Đối với vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan quy định tại Điều 59 của Luật này thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 01 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính;
+ Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 02 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
- Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức liên quan nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định của pháp luật”
Quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì hành vi không xây dựng công trình xử lý môi trường sẽ bị phạt tiền, phạt bổ sung hay khắc phục hậu quả?
Căn cứ tại Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi khoản 33 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định về những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính như sau:
- Không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong những trường hợp sau đây:
+ Trường hợp quy định tại Điều 11 của Luật này;
+ Không xác định được đối tượng vi phạm hành chính;
+ Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 6 hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt quy định tại khoản 3 Điều 63 hoặc khoản 1 Điều 66 của Luật này;
+ Cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích, tổ chức vi phạm hành chính đã giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt;
+ Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại Điều 62 của Luật này.
- Đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng vẫn phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nếu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc loại cấm tàng trữ, cấm lưu hành hoặc tang vật, phương tiện mà pháp luật có quy định hình thức xử phạt tịch thu và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với hành vi vi phạm hành chính đó.
Quyết định phải ghi rõ lý do không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu; biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng, trách nhiệm và thời hạn thực hiện.
Việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản này không bị coi là đã bị xử phạt vi phạm hành chính.
Theo đó trong trường hợp hết thời hiệu để ra quyết định xử phạt thì sẽ không ra quyết định xử phạt nữa mà chỉ ban hành quyết định áp dụng biện pháp tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
Như vậy, đối với trường hợp của bạn sẽ không phạt tiền và không áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung mà chỉ áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Trong quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả này bạn cần nêu rõ về lý do không ra quyết định xử phạt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
- Kịch bản chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Kịch bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?