QCVN 01:2022/BQP: Đảm bảo áp dụng mọi nỗ lực phù hợp để tìm kiếm, di dời và tiêu hủy tất cả các nguy cơ về bom mìn vật nổ còn sót lại sau chiến tranh?

Tổ chức rà phá bom mìn vật nổ thực hiện xử lý tất cả các nguy cơ về bom mìn vật nổ còn sót lại sau chiến tranh như thế nào theo QCVN 01:2022/BQP? Câu hỏi của chị Hiền (Đồng Nai).

QCVN 01:2022/BQP: Đảm bảo áp dụng mọi nỗ lực phù hợp để tìm kiếm, di dời và tiêu hủy tất cả các nguy cơ về bom mìn vật nổ còn sót lại sau chiến tranh?

Căn cứ theo quy định tại tiết 2.5.5 tiểu mục 2.5 Mục 2 Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01:2022/BQP quy định về các yêu cầu thực hiện trong rà phá bom mìn vật nổ như sau:

Các yêu cầu thực hiện trong RPBM
2.5.5.1. Yêu cầu về kết quả thu được sau RPBM
Các tổ chức RPBM phải bảo đảm đã áp dụng mọi nỗ lực phù hợp để tìm kiếm, di dời và tiêu hủy tất cả các nguy cơ về BMVN còn sót lại sau chiến tranh tại khu vực xác định, đến độ sâu nhất định theo phương án kỹ thuật thi công được phê duyệt hoặc hợp đồng với chủ đầu tư/chủ sử dụng đất để đảm bảo khu vực đó an toàn đối với người sử dụng.
2.5.5.2. Yêu cầu về hồ sơ kết quả RPBM
2.5.5.2.1. Nhật ký thi công RPBM: Ghi chép đầy đủ các thông tin hoạt động của từng đơn vị/đội thi công.
2.5.5.2.2. Bản vẽ mặt bằng/bản đồ khu vực RPBM tỷ lệ 1:500 có đánh dấu diện tích RPBM từng ngày của từng đơn vị/đội và các thông tin liên quan đến BMVN tìm được (tọa độ, kiểu loại, độ sâu tìm thấy, phương thức tiêu hủy).
2.5.5.2.3. Báo cáo kết quả RPBM gồm các thông tin tối thiểu sau: Địa điểm, phạm vi, diện tích khu vực; số lượng, kiểu loại BMVN; đánh giá mức độ ô nhiễm, phân loại ô nhiễm theo số lượng và chủng loại BMVN tìm được.
2.5.5.2.4. Hồ sơ quản lý chất lượng trong suốt quá trình thi công theo quy định của Quy trình quản lý chất lượng hoạt động ĐT, KS, RPBM do Bộ Quốc phòng ban hành hoặc quy trình quản lý chất lượng được chấp thuận trong phương án kỹ thuật thi công được duyệt.

Như vậy, các tổ chức rà phá bom mìn phải bảo đảm đã áp dụng mọi nỗ lực phù hợp để tìm kiếm, di dời và tiêu hủy tất cả các nguy cơ về bom mìn vật nổ còn sót lại sau chiến tranh theo quy định nêu trên.

QCVN 01:2022/BQP: Tổ chức rà phá bom mìn vật nổ phải bảo đảm đã áp dụng mọi nỗ lực phù hợp để tìm kiếm, di dời và tiêu hủy tất cả các nguy cơ về bom mìn vật nổ còn sót lại sau chiến tranh?

QCVN 01:2022/BQP: Đảm bảo áp dụng mọi nỗ lực phù hợp để tìm kiếm, di dời và tiêu hủy tất cả các nguy cơ về bom mìn vật nổ còn sót lại sau chiến tranh? (Hình từ Internet)

Tiêu hủy bom mìn vật nổ được thực hiện như thế nào?

Theo quy định tại tiểu mục 2.6 Mục 2 Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01:2022/BQP về tiêu hủy bom mìn vật nổ được quy định qua 06 nội dung sau:

- Các loại bom mìn vật nổ phải tiêu hủy tại vị trí phát hiện;

- Nguyên tắc thu gom, phân loại, vận chuyển về nơi tập trung và quản lý;

- Thu gom, phân loại bom mìn vật nổ;

- Vận chuyển bom mìn vật nổ;

- Vị trí cất giữ, bảo quản bom mình vật nổ;

- Tiêu hủy bom mìn vật nổ.

Trong đó, tiêu hủy bom mìn vật nổ được quy định cụ thể như sau:

- Khi tiêu hủy phải tổ chức thực hiện đúng theo quy trình công nghệ và phương án tiêu hủy được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc xuất, nhập bom mìn vật nổ đi hủy phải có phiếu xuất, nhập và sổ ghi chép.

- Trước khi tiến hành tiêu hủy BMVN phải phổ biến kế hoạch, huấn luyện bổ sung; thông báo cho chính quyền địa phương và cơ quan quân sự cấp huyện.

- Sau khi thực hiện xong việc tiêu hủy phải tổng hợp kết quả báo cáo các cơ quan chức năng có liên quan.

Xem chi tiết nội dung về tiêu hủy bom mìn vật nổ tại: Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01:2022/BQP.

Bố trí nơi cất giữ, bảo quản các loại bom mìn vật nổ như thế nào theo Quy chuẩn QCVN 01:2022/BQP?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2.6 Mục 2 Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01:2022/BQP, quy định như sau:

* Về thu gom, phân loại bom mìn vật nổ:

- Khi thu gom BMVN dò tìm được vào nơi cất giữ chờ hủy phải tổ chức phân loại và xếp riêng từng chủng loại vào các khu vực khác nhau. Đối với các loại BMVN có chứa chất cháy, chất hóa học phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật bảo quản phù hợp với từng loại.

- Số lượng các loại BMVN đã thu gom hoặc đã xử lý xong trong từng ngày phải được ghi chép đầy đủ vào sổ theo dõi và nhật ký thi công. BMVN dò tìm được trong ngày phải được đưa về vị trí tạm cất giữ.

- Trường hợp BMVN phát hiện được trong quá trình KS, RPBM nhưng chưa thể đào/trục vớt ngay trong ngày thì phải cắm các loại biển báo và tổ chức canh gác.

* Về bố trí nơi cất giữ, bảo quản các loại bom mìn vật nổ:

- Nơi cất giữ, bảo quản các loại bom mìn vật nổ phải được bố trí ở nơi xa dân, xa vị trí đóng quân, xa các kho tàng và các công trình khác;

- Phải đảm bảo khoảng cách an toàn đối với sóng xung kích và mảnh văng đến các công trình, khu dân cư xung quanh trong trường hợp vì một nguyên nhân nào đó các loại BMVN bị kích nổ (tính trên tổng đương lượng nổ của số BMVN hiện được cất giữ).

Khoảng cách an toàn theo quy định tại Phụ lục A của QCVN 11:2018/BQP hoặc theo Phụ lục 6 của QCVN 01:2019/BCT.

- Nơi cất giữ, bảo quản BMVN phải được tổ chức canh gác và bảo vệ thường xuyên.

Như vậy, nơi cất giữ, bảo quản các loại bom mìn vật nổ phải được bố trí theo quy định nêu trên.

Thông tư 59/2022/TT-BQP về Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01:2022/BQP có hiệu lực từ 15/10/2022.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

0 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào