Phương tiện sát hạch thực hành lái tàu cấp giấy phép lái tàu trên đường sắt đô thị cần đáp ứng những yêu cầu gì? Quãng đường sát hạch như thế nào?
- Phương tiện sát hạch thực hành lái tàu cấp giấy phép lái tàu trên đường sắt đô thị cần đáp ứng những yêu cầu gì?
- Quãng đường sát hạch thực hành lái tàu cấp giấy phép lái tàu trên đường sắt đô thị như thế nào?
- Khi sát hạch thực hành lái tàu cấp giấy phép lái tàu trên đường sắt đô thị có những nội dung gì?
Phương tiện sát hạch thực hành lái tàu cấp giấy phép lái tàu trên đường sắt đô thị cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Theo điểm b khoản 1 Điều 10 Luật đường sắt 2017 quy định Đường sắt đô thị thuộc hệ thống đường sắt Việt Nam, nhằm phục vụ nhu cầu vận tải hành khách ở đô thị và vùng phụ cận.
Và theo khoản 1 Điều 60 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực ngày 01/09/2023) như sau:
Phương tiện và quãng đường sát hạch
1. Phương tiện sát hạch phải đáp ứng các yêu cầu tại khoản 2 Điều 39 Thông tư này và các yêu cầu sau:
a) Đối với các loại tàu điện, đầu máy diesel: Phải kéo đoàn xe khách đường sắt đô thị;
b) Đối với phương tiện chuyên dùng: Nếu có toa xe hoặc xe rơ moóc thì phải kéo theo cả toa xe hoặc xe rơ moóc đó.
...
Như vậy, phương tiện sát hạch thực hành lái tàu cấp giấy phép lái tàu trên đường sắt đô thị cần đáp ứng những yêu cầu sau:
- Phương tiện dùng để sát hạch thực hành phải đảm bảo các điều kiện tham gia giao thông theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Đường sắt 2017, cụ thể:
+ Bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
+ Có Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt do cơ quan có thẩm quyền cấp;
+ Có Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt hoặc Giấy chứng nhận kiểm tra định kỳ an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt do cơ quan có thẩm quyền cấp còn hiệu lực.
- Đối với các loại tàu điện, đầu máy diesel: Phải kéo đoàn xe khách đường sắt đô thị;
- Đối với phương tiện chuyên dùng: Nếu có toa xe hoặc xe rơ moóc thì phải kéo theo cả toa xe hoặc xe rơ moóc đó.
Trước đây, căn cứ theo khoản 1 Điều 63 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT (Hết hiệu lực ngày 01/09/2023) quy định về phương tiện và quãng đường sát hạch như sau:
Phương tiện và quãng đường sát hạch
1. Phương tiện sát hạch: Phương tiện sát hạch phải đáp ứng các yêu cầu tại khoản 3 Điều 31 Thông tư này và các yêu cầu sau:
a) Đối với các loại tàu điện, đầu máy diesel: Phải kéo đoàn xe khách đường sắt đô thị;
b) Đối với phương tiện động lực chuyên dùng đường sắt: Nếu có toa xe hoặc xe rơ moóc thì phải kéo theo cả toa xe hoặc xe rơ moóc đó.
...
Tại khoản 3 Điều 31 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT quy định Phương tiện dùng để sát hạch thực hành phải có tình trạng kỹ thuật tốt và phải đảm bảo các điều kiện tham gia giao thông theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Đường sắt 2017.
Như vậy, phương tiện sát hạch thực hành lái tàu cấp giấy phép lái tàu trên đường sắt đô thị phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
- Có Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt do cơ quan có thẩm quyền cấp;
- Có Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt hoặc Giấy chứng nhận kiểm tra định kỳ an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt do cơ quan có thẩm quyền cấp còn hiệu lực.
- Đối với các loại tàu điện, đầu máy diesel: Phải kéo đoàn xe khách đường sắt đô thị;
- Đối với phương tiện động lực chuyên dùng đường sắt: Nếu có toa xe hoặc xe rơ moóc thì phải kéo theo cả toa xe hoặc xe rơ moóc đó.
Sát hạch thực hành lái tàu cấp giấy phép lái tàu trên đường sắt đô thị
(Hình từ Internet)
Quãng đường sát hạch thực hành lái tàu cấp giấy phép lái tàu trên đường sắt đô thị như thế nào?
Quãng đường sát hạch thực hành lái tàu cấp giấy phép lái tàu trên đường sắt đô thị được quy định tại khoản 2 Điều 60 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực ngày 01/09/2023) như sau:
Phương tiện và quãng đường sát hạch
...
2. Quãng đường sát hạch
a) Thí sinh lái tàu chạy ít nhất 11 khu gian liên tiếp, theo đúng quy định của biểu đồ chạy tàu, công lệnh tốc độ và cảnh báo hiện hành; trong đó khu gian đầu là khu gian chạy thử, các khu gian sau dùng để đánh giá kết quả thực hành lái tàu;
b) Đối với tuyến đường và tàu được trang bị thiết bị điều khiển chạy tàu tự động, tại khu gian đầu tiên, thiết bị điều khiển chạy tàu tự động để ở vị trí mở (ON); tại các khu gian còn lại, thiết bị điều khiển chạy tàu tự động để ở vị trí tắt (OFF).
Như vậy, quãng đường sát hạch thực hành lái tàu cấp giấy phép lái tàu trên đường sắt đô thị như trên.
Trước đây, căn cứ theo khoản 2 Điều 63 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT (Hết hiệu lực ngày 01/09/2023) quy định về phương tiện và quãng đường sát hạch như sau:
Phương tiện và quãng đường sát hạch
...
2. Quãng đường sát hạch:
a) Thí sinh lái tàu chạy ít nhất từ 11 khu gian liên tiếp, theo đúng thời gian quy định của biểu đồ chạy tàu, đúng tốc độ quy định trong công lệnh tốc độ và cảnh báo hiện hành, trong đó khu gian đầu là khu gian chạy thử, các khu gian sau dùng để đánh giá kết quả thực hành kỹ năng lái tàu;
b) Đối với tuyến đường và tàu được trang bị thiết bị điều khiển chạy tàu tự động, tại khu gian đầu tiên, thiết bị điều khiển chạy tàu tự động để ở vị trí mở (ON); tại các khu gian còn lại, thiết bị điều khiển chạy tàu tự động để ở vị trí tắt (OFF).
Theo quy đinh trên, quãng đường sát hạch thí sinh lái tàu chạy ít nhất từ 11 khu gian liên tiếp, theo đúng thời gian quy định của biểu đồ chạy tàu, đúng tốc độ quy định trong công lệnh tốc độ và cảnh báo hiện hành, trong đó khu gian đầu là khu gian chạy thử, các khu gian sau dùng để đánh giá kết quả thực hành kỹ năng lái tàu.
Đối với tuyến đường và tàu được trang bị thiết bị điều khiển chạy tàu tự động, tại khu gian đầu tiên, thiết bị điều khiển chạy tàu tự động để ở vị trí mở (ON); tại các khu gian còn lại, thiết bị điều khiển chạy tàu tự động để ở vị trí tắt (OFF).
Khi sát hạch thực hành lái tàu cấp giấy phép lái tàu trên đường sắt đô thị có những nội dung gì?
Khi sát hạch thực hành lái tàu cấp giấy phép lái tàu trên đường sắt đô thị có những nội dung được quy định tại Điều 61 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực ngày 01/09/2023) như sau:
Nội dung sát hạch
1. Công tác chuẩn bị, báo cáo, hô đáp và xác nhận tín hiệu: Thí sinh phải kiểm tra sự đầy đủ của các dụng cụ, giấy tờ cần thiết và báo cáo, hô đáp xác nhận tín hiệu theo quy định.
2. Kỹ năng đo khoảng cách bằng mắt: Tiến hành đo cự ly bằng mắt ở cự ly trung bình (từ 100 ÷ 300 mét) và cự ly dài (từ 301 ÷ 600 mét), mỗi cự ly 01 lần.
3. Kỹ năng dừng tàu: Thí sinh phải dừng tàu ít nhất 10 lần. Vị trí dừng tàu được xác định bằng mốc dừng tàu chuẩn đã được quy định trong đề sát hạch. Vị trí dừng tàu được xê dịch trong khoảng cho phép như sau:
a) Đối với ga không có cửa chắn ke ga là ± 1,0 mét;
b) Đối với ga có cửa chắn ke ga là: ± 0,5 mét.
4. Kỹ năng lái tàu: Thí sinh phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật theo quy định, lái tàu chạy đúng thời gian quy định trong biểu đồ chạy tàu, đúng tốc độ quy định và cảnh báo hiện hành.
5. Kỹ năng điều khiển thiết bị phanh hãm tự động: Thí sinh phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật theo quy định, dừng tàu êm dịu.
6. Xử lý tình huống khẩn cấp: Thí sinh phải thực hiện các biện pháp xử lý 01 tình huống khẩn cấp giả định trong quá trình thực hành theo quy định của đề thi.
Trước đây, căn cứ theo Điều 64 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT (Hết hiệu lực ngày 01/09/2023) quy định về nội dung sát hạch như sau:
Nội dung sát hạch
1. Công tác chuẩn bị, báo cáo, hô đáp và xác nhận tín hiệu: Thí sinh phải kiểm tra sự đầy đủ của các dụng cụ, giấy tờ cần thiết và báo cáo, hô đáp xác nhận tín hiệu theo quy định.
2. Kỹ năng đo khoảng cách bằng mắt: Tiến hành đo cự ly bằng mắt ở cự ly trung bình (từ 100 ÷ 300 mét) và cự ly dài (từ 301 ÷ 600 mét), mỗi cự ly 01 lần. Nội dung này được thực hiện trên tuyến thử tàu tại depot.
3. Kỹ năng dừng tàu: Thí sinh phải dừng tàu 10 lần. Vị trí dừng tàu được xác định bằng mốc dừng tàu chuẩn đã được quy định trong đề sát hạch. Vị trí dừng tàu được xê dịch trong khoảng cho phép như sau:
a) Đối với ga không có cửa chắn ke ga là ± 1,0 mét;
b) Đối với ga có cửa chắn ke ga là: ± 0,5 mét.
4. Kỹ năng lái tàu: Thí sinh phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật theo quy định, lái tàu chạy đúng thời gian quy định trong biểu đồ chạy tàu, đúng tốc độ quy định và cảnh báo hiện hành.
5. Kỹ năng điều khiển thiết bị phanh hãm tự động: Thí sinh phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật theo quy định, dừng tàu êm dịu.
Theo quy định trên, nội dung sát hạch thực hành lái tàu cấp giấy phép lái tàu trên đường sắt đô thị gồm:
- Công tác chuẩn bị, báo cáo, hô đáp và xác nhận tín hiệu;
- Kỹ năng đo khoảng cách bằng mắt;
- Kỹ năng dừng tàu;
- Kỹ năng lái tàu;
- Kỹ năng điều khiển thiết bị phanh hãm tự động.
Từng nội dung sát hạch thực hiện theo các yêu cầu được quy định cụ thể trên.
Lưu ý, những quy định trên không áp dụng đối với người điều khiển phương tiện giao thông đường sắt phục vụ lắp đặt thiết bị, thử nghiệm và trong quá trình thi công thuộc các dự án xây dựng mới đường sắt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghỉ gộp ngày nghỉ hằng năm 03 năm 01 lần có được không? Cách tính ngày nghỉ hằng năm trong một số trường hợp đặc biệt?
- Mô hình tính toán giá trị nước là gì? Nguyên tắc tính toán giá trị nước trong kế hoạch vận hành thị trường điện gồm những gì?
- Theo nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế, việc xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế được thực hiện theo quy định nào?
- Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc được triệu tập bao lâu một lần? Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc hợp lệ khi nào?
- Dự án đầu tư xây dựng có phải thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng khi dừng thực hiện vĩnh viễn không?