Phương tiện vận chuyển thuốc thú y phải được bảo quản ra sao? Thực hiện bảo quản thường xuyên thuốc thú y trong quá trình lưu kho dự trữ quốc gia như thế nào?
Quy định về phương pháp thử các chỉ tiêu chất lượng của thuốc thú y như thế nào?
Theo Mục 3.2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 22:2016/BTC đối với thuốc thú y dự trữ quốc gia quy định:
Phương pháp thử các chỉ tiêu chất lượng của thuốc thú y
3.2.1. Thử nghiệm độ thuần khiết của vắc xin theo TCVN 8684:2011 - Vắc xin và chế phẩm sinh học dùng trong thú y - Phép thử độ thuần khiết.
3.2.2. Thử nghiệm chất lượng vắc xin lở mồm long móng theo TCVN 8685-10:2014 - Quy trình kiểm nghiệm vắc xin - Vắc xin vô hoạt phòng bệnh Lở mồm long móng (FMD).
3.2.3. Thử nghiệm chất lượng vắc xin dịch tả lợn theo TCVN 8685-8:2011 - Qui trình kiểm nghiệm vắc xin - Phần 8: Vắc xin dịch tả lợn nhược độc.
3.2.4. Thử nghiệm chất lượng vắc xin tụ huyết trùng trâu bò theo OIE Terrestrial Manual 2012, Chapter 2.4.12- Haemorrhagic septicaemia, page 10) Sổ tay hướng dẫn của Tổ chức Thú y thế giới (Chương 2.4.12- Bệnh Tụ huyết trùng, trang 10).
3.2.5. Thử nghiệm chất lượng lodine theo Dược điển Việt Nam 4 (xuất bản năm 2009) trang 328.
3.2.6. Thử nghiệm chất lượng Benzalkonium chloride (BKC) theo Dược điển Việt Nam 4 (xuất bản năm 2009) trang 84.
3.2.7. Thử nghiệm chất lượng Glutaraldehyde theo Dược điển Anh 2013 (British Pharmacopoeia 2013)
3.2.8. Thử nghiệm chất lượng Chlorine theo Dược điển Việt Nam 4 (xuất bản năm 2009) PL-66.
Thuốc thú y (Hình từ Internet)
Phương tiện vận chuyển thuốc thú y phải được bảo quản ra sao?
Theo Mục 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 22:2016/BTC đối với thuốc thú y dự trữ quốc gia quy định như sau:
QUY ĐỊNH VỀ GIAO NHẬN VÀ BẢO QUẢN
4.1. Vận chuyển
- Trước khi chuyển thuốc thú y lên các phương tiện vận chuyển hoặc đưa thuốc thú y vào kho phải chuẩn bị đầy đủ phương tiện, dụng cụ hướng dẫn cho người lao động, bảo đảm an toàn người và hàng hóa.
- Phương tiện vận chuyển thuốc thú y phải sạch sẽ, đảm bảo tránh nước, chống ẩm, tránh ánh sáng trực tiếp, duy trì được chất lượng thuốc thú y (sử dụng phương tiện được trang bị thiết bị lạnh đối với các loại vắc xin). Không vận chuyển thuốc thú y với hàng khác; không bốc xếp thuốc thú y khi trời mưa.
4.2. Vật tư, trang thiết bị dụng cụ
Đơn vị được giao nhiệm vụ dự trữ quốc gia thuốc thú y có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, phương tiện phục vụ cho quá trình nhập, xuất và bảo quản thuốc thú y gồm:
4.2.1. Thiết bị, dụng cụ phục vụ bốc xếp hàng hóa, kiểm tra khối lượng khi nhập, xuất kho: xe nâng, xe đẩy, cân.
4.2.2. Vật tư dụng cụ vệ sinh kho: Chổi, xẻng, cây lau nhà, giẻ lau.
4.2.3. Bảo hộ lao động: Quần áo, đèn pin, áo mưa, giầy, ủng, mũ, găng tay, khẩu trang.
4.2.4. Thiết bị vật tư dùng cho bảo quản: Máy điều hòa, máy lạnh, quạt thông gió, pa lét gỗ hoặc nhựa dùng để làm kệ kê hàng; bạt chống bão, xô nhựa hứng nước, thùng carton, băng dính dùng làm vật tư thay thế.
4.2.5. Điện, nước: Điện, dây điện, bóng điện cho thắp sáng trong và ngoài kho, điện sử dụng cho thiết bị vật tư, phòng chống thiên tai, cháy nổ; nước phục vụ cho công tác vệ sinh và phòng cháy chữa cháy.
4.2.6. Dụng cụ phòng chống thiên tai, cháy nổ: Thang, bạt, dây thép, thừng, cột chống, bình cứu hỏa.
Theo đó, đơn vị được giao nhiệm vụ dự trữ quốc gia thuốc thú y có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, phương tiện phục vụ cho quá trình nhập, xuất và bảo quản thuốc thú y bao gồm:
- Thiết bị, dụng cụ phục vụ bốc xếp hàng hóa, kiểm tra khối lượng khi nhập, xuất kho
- Vật tư dụng cụ vệ sinh kho
- Bảo hộ lao động
- Thiết bị vật tư dùng cho bảo quản
- Điện, nước
- Dụng cụ phòng chống thiên tai, cháy nổ.
Thực hiện bảo quản thường xuyên thuốc thú y trong quá trình lưu kho dự trữ quốc gia như thế nào?
Tại Mục 4.4.3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 22:2016/BTC đối với thuốc thú y dự trữ quốc gia quy định thì:
Bảo quản thuốc thú y trong quá trình lưu kho dự trữ quốc gia
...
4.4.3. Bảo quản thường xuyên
4.4.3.1. Kiểm tra thường xuyên:
- Kiểm tra hàng ngày: Nhân viên kho có trách nhiệm kiểm tra tình trạng kho hàng, nhiệt độ, độ ẩm; nếu có bất thường cần chủ động có biện pháp xử lý kịp thời hoặc báo cáo lên cấp trên.
- Kiểm tra hàng tuần (cuối tuần): Cuối tuần nhân viên kho cần đảm bảo việc kiểm tra hàng hóa, vật tư, ... trong kho đảm bảo đủ về mặt số lượng, cảm quan (nhãn mác, bao bì). Kết quả kiểm tra, các phát hiện, báo cáo về số lượng, cảm quan hàng hóa và điều kiện bảo quản phải được lập và lưu vào hồ sơ.
- Kiểm tra hàng tháng (cuối tháng): Cuối tháng kiểm tra tình trạng kho hàng, hàng hóa (ẩm, mốc, nhãn mác, bao bì của từng loại hàng hóa). Kết quả kiểm tra, các phát hiện, báo cáo về số lượng, cảm quan hàng hóa và điều kiện bảo quản phải được lập và lưu vào hồ sơ.
- Kiểm tra hàng quý: Ba tháng một lần kiểm tra và đảo hàng (đảm bảo hàng được đảo đều, hàng để trên chuyển xuống dưới và ngược lại). Kết hợp kiểm tra tình trạng nhãn mác, bao bì, phát hiện, báo cáo về số lượng, cảm quan hàng hóa và điều kiện bảo quản phải được lập và lưu vào hồ sơ.
- Kiểm tra hàng năm: Cuối năm kiểm tra số lượng, nhãn mác, bao bì, hạn sử dụng của từng loại hàng hóa và tình trạng kho hàng.
- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện phòng chống cháy nổ và lụt bão (đặc biệt chú ý mùa kho nóng; trước mùa mưa bão và trước, sau mỗi đợt mưa bão).
Theo đó, về việc bảo quản thường xuyên thuốc thú y tiến hành thực hiện như sau:
- Kiểm tra hàng ngày
- Kiểm tra hàng tuần (cuối tuần)
- Kiểm tra hàng tháng (cuối tháng)
- Kiểm tra hàng quý
- Kiểm tra hàng năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?