Phương tiện giao thông đường sắt không bảo đảm an toàn kỹ thuật có phải là nguyên nhân gây ra vụ tai nạn không?
Phương tiện giao thông đường sắt không bảo đảm an toàn kỹ thuật có phải là nguyên nhân gây ra vụ tai nạn không?
Căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 21 Thông tư 26/2024/TT-BCA quy định như sau:
Nhóm chỉ tiêu thống kê về diễn biến và nguyên nhân, điều kiện xảy ra vụ tai nạn giao thông đường sắt
1. Diễn biến vụ tai nạn giao thông đường sắt.
2. Nguyên nhân, điều kiện xảy ra vụ tai nạn giao thông đường sắt
a) Do nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu, người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ vi phạm các quy định về tín hiệu, quy tắc giao thông và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt hoặc vi phạm các quy định về giấy phép lái tàu, bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh theo quy định;
b) Do người khác đi, đứng, nằm, ngồi trên đường sắt hoặc hành vi khác trên nóc toa xe, đầu máy, bậc lên xuống toa xe; đu bám, đứng, ngồi hai bên thành toa xe, đầu máy, nơi nối giữa các toa xe, đầu máy; mở cửa lên, xuống tàu, đưa đầu, tay, chân và vật khác ra ngoài thành toa xe khi tàu đang chạy;
c) Do phương tiện giao thông đường sắt không bảo đảm an toàn kỹ thuật;
d) Do công trình, kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt không đảm bảo an toàn chạy tàu.
đ) Các nguyên nhân, điều kiện khác.
Như vậy, theo chỉ tiêu thống kê về diễn biến và nguyên nhân, điều kiện xảy ra vụ tai nạn giao thông đường sắt thì việc phương tiện giao thông đường sắt không bảo đảm an toàn kỹ thuật là một trong những nguyên nhân dẫn đến xảy ra tai nạn giao thông đường sắt.
Phương tiện giao thông đường sắt không bảo đảm an toàn kỹ thuật có phải là nguyên nhân gây ra vụ tai nạn không? (Hình từ Internet)
Nhóm chỉ tiêu về phương tiện giao thông đường sắt bao gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 18 Thông tư 26/2024/TT-BCA quy định như sau:
Nhóm chỉ tiêu thống kê về phương tiện giao thông đường sắt và phương tiện giao thông đường bộ
Nhóm chỉ tiêu về phương tiện giao thông đường sắt và phương tiện giao thông đường bộ bao gồm cả phương tiện gây ra và phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường sắt
1. Nhóm chỉ tiêu về phương tiện giao thông đường sắt, gồm: đầu máy, toa xe, phương tiện chuyên dùng di chuyển trên đường sắt
a) Tàu được lập bởi đầu máy và toa xe hoặc đầu máy chạy đơn, toa xe động lực, phương tiện động lực chuyên dùng di chuyển trên đường sắt;
b) Phương tiện chuyên dùng là các phương tiện dùng để bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, thi công công trình đường sắt để cứu hộ, cứu nạn trong tai nạn giao thông đường sắt và phương tiện có tính năng chuyên dùng khác di chuyển trên đường sắt.
2. Điều kiện phương tiện trước khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt
a) Đăng ký phương tiện: có hay không, số chứng nhận đăng ký, biển số đăng ký, nhãn hiệu, số loại, tên chủ phương tiện (cá nhân hoặc tổ chức), địa chỉ đăng ký;
b) Kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường: có hay không, số giấy chứng nhận kiểm định, đơn vị kiểm định, hạn kiểm định, chu kỳ kiểm định, năm sản xuất, số km trên đồng hồ công tơ mét;
c) Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện (nếu có): có hay không, số giấy chứng nhận, thời hạn bảo hiểm;
d) Hàng hóa chở trên phương tiện (nếu có): loại hàng hóa, khối lượng, kích thước;
...
Theo đó, nhóm chỉ tiêu về phương tiện giao thông đường sắt, gồm: Đầu máy, toa xe, phương tiện chuyên dùng di chuyển trên đường sắt.
- Tàu được lập bởi đầu máy và toa xe hoặc đầu máy chạy đơn, toa xe động lực, phương tiện động lực chuyên dùng di chuyển trên đường sắt;
- Phương tiện chuyên dùng là các phương tiện dùng để bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, thi công công trình đường sắt để cứu hộ, cứu nạn trong tai nạn giao thông đường sắt và phương tiện có tính năng chuyên dùng khác di chuyển trên đường sắt.
Việc xây dựng Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 28 Thông tư 26/2024/TT-BCA quy định về việc xây dựng Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông như sau:
- Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông là hệ thống thông tin, tài liệu về tai nạn giao thông được xây dựng, thu thập, xử lý, lưu trữ, quản lý, khai thác, sử dụng bằng mạng điện tử hoặc các thiết bị lưu trữ dữ liệu khác thuộc danh mục của Bộ Công an.
- Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông được xây dựng, lưu giữ tập trung tại Trung tâm dữ liệu của Cục Cảnh sát giao thông.
- Xây dựng Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông gồm các hoạt động:
+ Trang bị các trang thiết bị cần thiết;
+ Nâng cấp hạ tầng mạng;
+ Tổ chức Cơ sở dữ liệu; xây dựng phần mềm Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông;
+ Lưu trữ, sao lưu dự phòng, đồng bộ hệ thống, phục hồi dữ liệu; bảo mật, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong Cơ sở dữ liệu;
+ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, vận hành Cơ sở dữ liệu;
+ Vận hành, hiệu chỉnh, bảo trì, bảo dưỡng Cơ sở dữ liệu;
+ Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?
- Người có Chứng chỉ hành nghề dược có được cho người khác thuê Chứng chỉ hành nghề dược của mình không?
- Bộ chỉ số phục vụ chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên môi trường điện tử bao gồm những nhóm nào?
- Ngày 26 tháng 11 là ngày gì? Ngày 26 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 26 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy?