Phương tiện giao thông đường sắt đã hết niên hạn được chuyển mục đích sử dụng thì có thể tiếp tục sử dụng trong thời hạn bao nhiêu năm?
- Việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt được thực hiện trong trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt gồm những giấy tờ gì?
- Phương tiện giao thông đường sắt đã hết niên hạn được chuyển mục đích sử dụng thì có thể tiếp tục sử dụng trong thời hạn bao nhiêu năm?
Việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt được thực hiện trong trường hợp nào?
Trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt được căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 14/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ 01/09/2023) sau đây:
Quy định chung
1. Các phương tiện nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp trong nước trước khi đưa vào khai thác, vận dụng trên đường sắt phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện theo quy định tại Thông tư này.
2. Chủ sở hữu phương tiện (sau đây gọi là chủ sở hữu) phải làm thủ tục đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện theo quy định tại Thông tư này trong các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 31 Luật Đường sắt hoặc trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện bị hư hỏng hoặc bị mất.
3. Chủ sở hữu phải làm thủ tục đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi, xóa Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện theo quy định tại Thông tư này trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 31 Luật Đường sắt.
4. Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện được quy định tại Phụ lục I của Thông tư này. Đối với trường hợp cấp lại, trên Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện có thêm dòng chữ "Cấp lại lần 1, Cấp lại lần 2...".
Dẫn chiếu khoản 4 Điều 31 Luật Đường sắt 2017 quy định về chủ sở hữu phương tiện giao thông đường sắt phải khai báo và nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt để xóa đăng ký trong các trường hợp như sau:
Đăng ký phương tiện giao thông đường sắt
...
4. Chủ sở hữu phương tiện giao thông đường sắt phải khai báo và nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt để xóa đăng ký trong các trường hợp sau đây:
a) Phương tiện giao thông đường sắt không còn sử dụng cho giao thông đường sắt;
b) Phương tiện giao thông đường sắt bị mất tích, bị phá huỷ.
...
Từ các quy định nêu trên thì việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt được thực hiện khi:
(1) Phương tiện giao thông đường sắt không còn sử dụng cho giao thông đường sắt;
(2) Phương tiện giao thông đường sắt bị mất tích, bị phá huỷ.
Trước đây, trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt căn cứ theo Điều 4 Thông tư 21/2018/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ 01/09/2023) như sau:
Quy định chung
1. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký cho những phương tiện được nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp trong nước trước khi đưa ra khai thác, vận dụng trên đường sắt theo đề nghị của chủ sở hữu.
2. Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký mới thay cho Giấy chứng nhận đăng ký cũ cho phương tiện theo đề nghị của chủ sở hữu trong các trường hợp sau đây: Các trường hợp quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 31 Luật Đường sắt; trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký bị mất, bị hư hỏng.
3. Thu hồi, xóa Giấy chứng nhận đăng ký là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi, xóa bỏ Giấy chứng nhận đăng ký trong các trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 31 Luật Đường sắt.
...
Dẫn chiếu Điều 31 Luật Đường sắt 2017 quy định về việc đăng ký phương tiện giao thông đường sắt như sau:
Đăng ký phương tiện giao thông đường sắt
...
3. Khi chuyển quyền sở hữu, chủ sở hữu mới của phương tiện giao thông đường sắt phải làm thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt theo tên chủ sở hữu mới.
4. Chủ sở hữu phương tiện giao thông đường sắt phải khai báo và nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt để xóa đăng ký trong các trường hợp sau đây:
a) Phương tiện giao thông đường sắt không còn sử dụng cho giao thông đường sắt;
b) Phương tiện giao thông đường sắt bị mất tích, bị phá huỷ.
...
Từ các quy định nêu trên thì việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt được thực hiện khi:
(1) Phương tiện giao thông đường sắt không còn sử dụng cho giao thông đường sắt;
(2) Phương tiện giao thông đường sắt bị mất tích, bị phá huỷ.
Phương tiện giao thông đường sắt đã hết niên hạn được chuyển mục đích sử dụng thì có thể tiếp tục sử dụng trong thời hạn bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt gồm những giấy tờ gì?
Hồ sơ đề nghị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt gồm những giấy tờ được căn cứ theo Điều 8 Thông tư 14/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ 01/09/2023) sau đây:
Hồ sơ đề nghị thu hồi, xóa Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện
Hồ sơ bao gồm bản chính văn bản giấy hoặc bản điện tử đơn đề nghị thu hồi, xóa Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục VI của Thông tư này; bản gốc hoặc bản điện tử Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện đã được cấp.
Như vậy, hồ sơ đề nghị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt gồm những giấy tờ sau:
- Mẫu đơn đề nghị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt hiện nay đang sử dụng theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 14/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ 01/09/2023).
- Bản gốc hoặc bản điện tử Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện đã được cấp.
Trước đây, hồ sơ đề nghị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt sẽ cần những giấy tờ căn cứ theo Điều 7 Thông tư 21/2018/TT-BGTVT (sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 13/2021/TT-BGTVT) (Hết hiệu lực từ 01/09/2023) như sau:
(1) Đơn đề nghị thu hồi, xóa Giấy chứng nhận đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 TẢI VỀ ban hành kèm theo Thông tư 21/2018/TT-BGTVT.
(2) Giấy chứng nhận đăng ký hợp pháp của phương tiện.
Phương tiện giao thông đường sắt đã hết niên hạn được chuyển mục đích sử dụng thì có thể tiếp tục sử dụng trong thời hạn bao nhiêu năm?
Tại Điều 18 Nghị định 65/2018/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi điểm a và điểm b khoản 1 Điều 1 Nghị định 01/2022/NĐ-CP) quy định vè niên hạn sử dụng của phương tiện giao thông đường sắt như sau:
Niên hạn sử dụng của phương tiện giao thông đường sắt
...
2. Đối với toa xe chở hàng chạy trên đường sắt chính tuyến của đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng: Không quá 45 năm.
3. Không áp dụng quy định về niên hạn sử dụng phương tiện giao thông đường sắt quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này đối với việc thực hiện cứu hộ cứu nạn; dồn dịch trong ga, cảng, trong đề-pô, trong nội bộ nhà máy; điều chuyển giữa các ga, các đề-pô; các đầu máy hơi nước kéo đoàn tàu du lịch; toa xe mặt võng chuyên vận tải phục vụ an ninh, quốc phòng và các loại phương tiện chuyên dùng di chuyển trên đường sắt.
...
6. Phương tiện giao thông đường sắt quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này khi hết niên hạn sử dụng được chuyển thành phương tiện không áp dụng quy định về niên hạn sử dụng theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Bên cạnh đó, tại Điều 19 Nghị định 65/2018/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 01/2022/NĐ-CP) quy định về việc kéo dài niên hạn sử dụng như sau:
Lộ trình thực hiện niên hạn sử dụng của phương tiện giao thông đường sắt
1. Các phương tiện hết niên hạn sử dụng trước ngày 31 tháng 12 năm 2018: Được phép hoạt động đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023.
2. Các phương tiện hết niên hạn sử dụng từ 01 tháng 01 năm 2019 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019: Được phép hoạt động đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024.
3. Các phương tiện hết niên hạn sử dụng từ 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2025: Được phép hoạt động đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025.
4. Các phương tiện hết niên hạn sử dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2026: Không được kéo dài thời gian hoạt động.
Theo đó, đối với các phương tiện giao thông đường sắt đã hết niên hạn sử dụng trong năm 2023 được chuyển mục đích sử dụng sang cứu hộ cứu nạn; dồn dịch trong ga, cảng, trong đề-pô, trong nội bộ nhà máy...sẽ được sử dụng cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025.
Như vậy, khi hết thời hạn sử dụng nêu trên anh cần phải lập hồ sơ đề nghị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt đối với toa xe chở hàng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm cá nhân số 4 năm 2025 có ý nghĩa gì? Năm 2025 là năm thế giới số mấy? Hành vi xem thần số học có phải là mê tín dị đoan không?
- Chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng là gì? Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng?
- Sản phẩm phái sinh là gì? Kinh doanh ngoại hối và sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại như thế nào?
- Tháng 12 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Xem lịch âm tháng 12/2024 chi tiết, đầy đủ nhất?
- Thiệp chúc mừng năm mới khách hàng đối tác 2025 Ất Tỵ? Thiệp chúc mừng năm mới 2025 khách hàng, đối tác?