Phương tiện điện tử là gì? Cơ sở dữ liệu có phải được cập nhật thông qua phương tiện điện tử không?
Phương tiện điện tử là gì? Cơ sở dữ liệu có phải được cập nhật thông qua phương tiện điện tử không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật Giao dịch điện tử 2023 giải thích một số từ ngữ như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Giao dịch điện tử là giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử.
2. Phương tiện điện tử là phần cứng, phần mềm, hệ thống thông tin hoặc phương tiện khác hoạt động dựa trên công nghệ thông tin, công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ khác tương tự.
...
10. Cơ sở dữ liệu là tập hợp các dữ liệu điện tử được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, chia sẻ, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử.
...
Như vậy, theo quy định trên thì phương tiện điện tử được hiểu là phần cứng, phần mềm, hệ thống thông tin hoặc phương tiện khác hoạt động dựa trên công nghệ thông tin, công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ khác tương tự.
Đồng thời, cơ sở dữ liệu là tập hợp các dữ liệu điện tử được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, chia sẻ, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử.
Phương tiện điện tử là gì? Cơ sở dữ liệu có phải được cập nhật thông qua phương tiện điện tử không? (Hình từ Internet)
Việc tạo lập dữ liệu trong cơ sở dữ liệu của cơ quan nhà nước phải đảm bảo yêu cầu gì?
Căn cứ Điều 41 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định như sau:
Tạo lập, thu thập dữ liệu
1. Việc tạo lập, thu thập dữ liệu, phát triển dữ liệu số được ưu tiên ở mức độ cao nhất để phát triển Chính phủ số, chuyển đổi số trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
2. Việc tạo lập dữ liệu trong cơ sở dữ liệu của cơ quan nhà nước phải sử dụng thống nhất bảng mã danh mục dùng chung do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, thống nhất với dữ liệu chủ trong cơ sở dữ liệu quốc gia.
...
Như vậy, theo quy định trên, việc tạo lập dữ liệu trong cơ sở dữ liệu của cơ quan nhà nước phải đảm bảo sử dụng thống nhất bảng mã danh mục dùng chung do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, thống nhất với dữ liệu chủ trong cơ sở dữ liệu quốc gia.
Việc quản lý cơ sở dữ liệu dùng chung trong cơ quan nhà nước được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 40 Luật Giao dịch điện tử 2023 thì cơ sở dữ liệu dùng chung trong cơ quan nhà nước bao gồm cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu của Bộ, ngành, địa phương.
Theo đó, việc quản lý cơ sở dữ liệu dùng chung trong cơ quan nhà nước được quy định cụ thể như sau:
(1) Việc quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia được quy định như sau:
- Cơ sở dữ liệu quốc gia chứa dữ liệu chủ làm cơ sở tham chiếu, đồng bộ dữ liệu giữa các cơ sở dữ liệu của Bộ, ngành, địa phương;
- Dữ liệu chủ trong cơ sở dữ liệu quốc gia có giá trị sử dụng chính thức, tương đương văn bản giấy được cơ quan có thẩm quyền cung cấp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
- Dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia được chia sẻ với Bộ, ngành, địa phương phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội;
- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia. Danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia phải thể hiện được các nội dung cơ bản sau đây:
+ Tên cơ sở dữ liệu quốc gia;
+ Mục tiêu xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia;
+ Phạm vi dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia;
+ Thông tin về dữ liệu chủ của cơ sở dữ liệu quốc gia được lưu trữ và chia sẻ;
+ Đối tượng và mục đích sử dụng, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia;
+ Nguồn thông tin được xây dựng và cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia;
+ Phương thức chia sẻ dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia;
- Chính phủ quy định việc xây dựng, cập nhật, duy trì và khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia; quy định việc chia sẻ cơ sở dữ liệu quốc gia với cơ sở dữ liệu của cơ quan khác của Nhà nước.
(2) Việc quản lý cơ sở dữ liệu của Bộ, ngành, địa phương được quy định như sau:
- Cơ sở dữ liệu của Bộ, ngành, địa phương là tập hợp thông tin dùng chung của Bộ, ngành, địa phương;
- Dữ liệu chủ trong cơ sở dữ liệu của Bộ, ngành, địa phương có giá trị sử dụng chính thức, tương đương văn bản giấy do Bộ, ngành, địa phương cung cấp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
- Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định danh mục cơ sở dữ liệu; việc xây dựng, cập nhật, duy trì và khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu của Bộ, ngành, địa phương mình.
Danh mục cơ sở dữ liệu của Bộ, ngành, địa phương phải thể hiện được các nội dung cơ bản sau đây:
+ Tên cơ sở dữ liệu;
+ Mô tả mục đích, phạm vi, nội dung của từng cơ sở dữ liệu;
+ Cơ chế thu thập, cập nhật, nguồn dữ liệu được thu thập của từng cơ sở dữ liệu;
+ Liệt kê các hạng mục dữ liệu bao gồm dữ liệu mở và dữ liệu được chia sẻ.
Lưu ý: Nhà nước bảo đảm một phần hoặc toàn bộ kinh phí xây dựng và duy trì cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu của Bộ, ngành, địa phương, cơ quan khác của Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?