Phương thức và nguồn thu từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được quy định như thế nào?
- Phương thức và nguồn thu từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được quy định như thế nào?
- Trong quá trình quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ không thực hiện việc khai thác theo Nghị định 44/2024/NĐ-CP khi nào?
- Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác?
Phương thức và nguồn thu từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được quy định như thế nào?
Phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thì phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được quy định như sau:
(1) Cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
(2) Chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
(3) Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
(4) Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Trường hợp cần thiết thực hiện khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo phương thức khác với 4 phương thức quy định trên, Bộ Giao thông vận tải (đối với tài sản thuộc trung ương quản lý), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với tài sản thuộc địa phương quản lý) sẽ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan lập Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
- Nội dung chủ yếu của Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được áp dụng theo Mẫu số 02Đ tại Phụ lục kèm theo Nghị định 44/2024/NĐ-CP. Sau khi Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc phạm vi quản lý.
- Theo Khoản 2 Điều 12 Nghị định 44/2024/NĐ-CP nếu trường hợp áp dụng phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 12 Nghị định 44/2024/NĐ-CP mà phải thuê tư vấn lập Đề án khai thác tài sản thì chi phí thuê tư vấn lập Đề án khai thác tài sản được tạm ứng từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của cơ quan quản lý tài sản và được trừ vào tiền thu được từ khai thác tài sản. Việc lựa chọn đơn vị thuê tư vấn lập Đề án khai thác tài sản thực hiện theo quy định.
Nguồn thu từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ:
Căn cứ theo khoản 3 Điều 12 Nghị định 44/2024/NĐ-CP quy định nguồn thu của khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được như sau:
- Phí sử dụng đường bộ và các khoản phí khác (nếu có) theo quy định của pháp luật.
- Tiền thu từ cung cấp các dịch vụ liên quan đến tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Tiền thu từ chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản, cho thuê quyền khai thác tài sản, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Các khoản thu khác (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Phương thức và nguồn thu từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được quy định như thế nào? (Hình từ internet)
Trong quá trình quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ không thực hiện việc khai thác theo Nghị định 44/2024/NĐ-CP khi nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 12 Nghị định 44/2024/NĐ-CP quy định các trường hợp trong quá trình quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ không thực hiện theo Nghị định 44/2024/NĐ-CP như sau:
- Trường hợp sử dụng tạm thời một phần tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (lòng đường, hè phố) để tổ chức hoạt động văn hoá, thể thao, diễu hành, lễ hội trên đường bộ hoặc các hoạt động khác trên đường bộ theo quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008 thì thực hiện theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ và pháp luật khác có liên quan; không thực hiện việc khai thác theo quy định tại Nghị định 44/2024/NĐ-CP.
- Trường hợp lắp đặt công trình viễn thông trên tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thì việc lắp đặt công trình viễn thông trên tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thực hiện theo quy định của pháp luật về viễn thông.
*Lưu ý: Việc quản lý, sử dụng số tiền thu được từ lắp đặt công trình viễn thông trên tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 18 Nghị định 44/2024/NĐ-CP.
Ngoài ra, tại khoản 5 Điều 12 Nghị định 44/2024/NĐ-CP thì trường hợp nhượng quyền để kinh doanh, quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Hợp đồng Kinh doanh - Quản lý (O&M) thì trong thời gian thực hiện hợp đồng, việc nhượng quyền để kinh doanh, quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư; không thực hiện việc khai thác theo quy định tại Nghị định 44/2024/NĐ-CP.
Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác?
Theo Khoản 2 Điều 13 Nghị định 44/2024/NĐ-CP thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác được quy định như sau:
- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia.
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do cơ quan quản lý tài sản ở trung ương quản lý, trừ tài sản quy định tại điểm a khoản 2 Điều 13 Nghị định 44/2024/NĐ-CP.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do cơ quan quản lý tài sản ở địa phương quản lý, trừ tài sản quy định tại điểm a khoản 2 Điều 13 Nghị định 44/2024/NĐ-CP.
Nghị định 44/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 6 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?