Phương thức giải quyết tranh chấp có là điều khoản bắt buộc trong hợp đồng theo mẫu giữa tổ chức kinh doanh và người tiêu dùng?
- Hợp đồng theo mẫu giữa tổ chức kinh doanh và người tiêu dùng bắt buộc có điều khoản về phương thức giải quyết tranh chấp không?
- Có thể giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh thông qua phương thức nào?
- Ai có trách nhiệm bảo mật thông tin được cung cấp trong quá trình giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh?
Hợp đồng theo mẫu giữa tổ chức kinh doanh và người tiêu dùng bắt buộc có điều khoản về phương thức giải quyết tranh chấp không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 405 Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng theo mẫu là hợp đồng gồm những điều khoản do một bên đưa ra theo mẫu để bên kia trả lời trong một thời gian hợp lý; nếu bên được đề nghị trả lời chấp nhận thì coi như chấp nhận toàn bộ nội dung hợp đồng theo mẫu mà bên đề nghị đã đưa ra.
Nội dung hợp đồng theo mẫu được quy định tại khoản 3 Điều 23 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 như sau:
Hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung
...
3. Hợp đồng theo mẫu phải có các nội dung cơ bản sau đây:
...
e) Quyền và nghĩa vụ của các bên bảo đảm tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
g) Trách nhiệm bảo vệ thông tin của người tiêu dùng;
h) Trường hợp chấm dứt thực hiện hợp đồng và trách nhiệm phát sinh do chấm dứt thực hiện hợp đồng;
i) Trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật;
k) Phương thức giải quyết tranh chấp;
l) Thời điểm giao kết hợp đồng, thời hạn của hợp đồng.
Như vậy, trong hợp đồng theo mẫu, tổ chức kinh doanh bắt buộc phải quy định về điều khoản về phương thức giải quyết tranh chấp. Ngoài ra còn các điều khoản bắt buộc khác trong hợp đồng nội dung hợp đồng theo mẫu được quy định tại khoản 3 Điều 23 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023.
Lưu ý: Ngôn ngữ và hình thức hợp đồng theo mẫu được quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 như sau:
Ngôn ngữ, hình thức của hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong trường hợp bằng văn bản phải được thể hiện rõ ràng, dễ hiểu.
Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung là tiếng Việt. Các bên có thể thỏa thuận sử dụng thêm tiếng dân tộc khác của Việt Nam hoặc tiếng nước ngoài.
Trong trường hợp có sự khác biệt giữa bản tiếng Việt với bản tiếng dân tộc khác của Việt Nam hoặc bản tiếng nước ngoài, bản có lợi hơn cho người tiêu dùng được ưu tiên áp dụng.
Hợp đồng theo mẫu giữa tổ chức kinh doanh và người tiêu dùng bắt buộc có điều khoản về phương thức giải quyết tranh chấp không? (hình từ internet)
Có thể giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh thông qua phương thức nào?
Phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh được quy định tại Điều 54 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 như sau:
Phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh
1. Tranh chấp phát sinh giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh được giải quyết thông qua các phương thức sau đây:
a) Thương lượng;
h) Hòa giải;
c) Trọng tài;
d) Tòa án.
2. Không được thương lượng, hòa giải trong các trường hợp sau đây:
a) Xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
b) Vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội;
c) Gây thiệt hại đến lợi ích của nhiều người tiêu dùng, trừ trường hợp xác định đầy đủ số lượng người tiêu dùng bị thiệt hại.
3. Phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh được thực hiện theo hình thức trực tiếp, trực tuyến hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, có thể giải quyết tranh chấp phát sinh giữa người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh thông qua phương thức:
- Thương lượng;
- Hòa giải;
- Trọng tài;
- Tòa án.
Lưu ý: Không được giải quyết quyết tranh chấp bằng thương lượng, hòa giải trong các trường hợp sau đây:
- Xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
- Vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội;
- Gây thiệt hại đến lợi ích của nhiều người tiêu dùng, trừ trường hợp xác định đầy đủ số lượng người tiêu dùng bị thiệt hại.
Ai có trách nhiệm bảo mật thông tin được cung cấp trong quá trình giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh?
Căn cứ theo quy định tại Điều 55 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định như sau:
Trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu trong quá trình giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quá trình giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có trách nhiệm bảo mật thông tin, tài liệu được cung cấp theo quy định của pháp luật.
Như vậy, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có trách nhiệm bảo mật thông tin, tài liệu được cung cấp trong quá trình giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?