Phương pháp xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ sở y tế công lập là gì?
Phương pháp xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ sở y tế công lập là gì?
Theo Điều 4 Thông tư 41/2024/TT-BYT quy định phương pháp xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ sở y tế công lập như sau:
- Phương pháp tiêu chuẩn: xây dựng định mức trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
- Phương pháp thống kê, tổng hợp: xây dựng định mức trên cơ sở phân tích các số liệu thu thập được ở các thời gian trước (trong 3 năm liền kề) về mức tiêu hao vật tư, lao động trực tiếp để thực hiện 01 (một) dịch vụ.
- Phương pháp phân tích, thực nghiệm: xây dựng định mức dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn thông qua khảo sát tại đơn vị (chụp ảnh, bấm giờ, kỹ thuật đo lường khác) khi xác định về mức tiêu hao vật tư, lao động trực tiếp để thực hiện 01 (một) dịch vụ.
- Phương pháp chuyên gia: sử dụng kinh nghiệm của chuyên gia trong lĩnh vực để đánh giá các yêu cầu kỹ thuật, nội dung công việc cần thực hiện để đưa ra mức tiêu hao vật tư, lao động trực tiếp để thực hiện 01 (một) dịch vụ.
- Định mức kinh tế - kỹ thuật được xác định theo một hoặc nhiều phương pháp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành các tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật thì phải áp dụng phương pháp quy định tại khoản 1 Điều này.
Phương pháp xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ sở y tế công lập là gì? (hình từ internet)
Nguyên tắc xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ sở y tế công lập như thế nào?
Theo Điều 3 Thông tư 41/2024/TT-BYT quy định nguyên tắc xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật như sau:
- Định mức kinh tế - kỹ thuật được xây dựng trên tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật (nếu có) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; bảo đảm tính đúng, tính đủ hao phí (bao gồm cả phần hao hụt) cần thiết để thực hiện 01 (một) dịch vụ.
- Đối với các loại vật tư được trực tiếp sử dụng cho nhiều lượt dịch vụ mà có hướng dẫn của nhà sản xuất về số lượt sử dụng (sau số lượt sử dụng nhất định có khuyến cáo phải thay thế) thì xác định tiêu hao trên cơ sở hướng dẫn của nhà sản xuất.
Tổ chức kiểm dịch y tế biên giới có trách nhiệm gì?
Theo Điều 46 Nghị định 89/2018/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của tổ chức kiểm dịch y tế biên giới và kiểm dịch viên y tế
1. Trách nhiệm của tổ chức kiểm dịch y tế biên giới:
a) Đầu mối tổ chức, thực hiện các hoạt động kiểm dịch y tế biên giới theo quy định tại Nghị định này;
b) Tổ chức kiểm dịch y tế biên giới tại cửa khẩu là đơn vị đầu mối, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức các nội dung phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong cửa khẩu;
c) Có trách nhiệm phối hợp thực hiện kiểm dịch y tế đối với hàng hóa thuộc diện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật khi có yêu cầu của cơ quan kiểm dịch động vật;
d) Phối hợp với cơ quan chức năng về an toàn thực phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giám sát, kiểm tra việc bảo đảm an toàn thực phẩm trong cửa khẩu;
đ) Giám sát việc loại bỏ chất thải, nước thải có nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm từ phương tiện vận tải và các chất bị ô nhiễm khác trong cửa khẩu.
2. Trách nhiệm của kiểm dịch viên y tế:
a) Thực hiện hoạt động kiểm dịch y tế biên giới theo quy định tại Nghị định này;
b) Mang sắc phục, phù hiệu, biển hiệu, thẻ kiểm dịch viên y tế quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này;
c) Vào những nơi có đối tượng phải kiểm dịch y tế tại cửa khẩu và tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành về bảo đảm an ninh, quốc phòng tại cửa khẩu;
d) Xác nhận kết quả kiểm dịch y tế và sử dụng con dấu kiểm dịch y tế theo quy định tại Điều 42 Nghị định này.
Như vậy, trách nhiệm của tổ chức kiểm dịch y tế biên giới:
- Đầu mối tổ chức, thực hiện các hoạt động kiểm dịch y tế biên giới theo quy định tại Nghị định này;
- Tổ chức kiểm dịch y tế biên giới tại cửa khẩu là đơn vị đầu mối, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức các nội dung phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong cửa khẩu;
- Có trách nhiệm phối hợp thực hiện kiểm dịch y tế đối với hàng hóa thuộc diện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật khi có yêu cầu của cơ quan kiểm dịch động vật;
- Phối hợp với cơ quan chức năng về an toàn thực phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giám sát, kiểm tra việc bảo đảm an toàn thực phẩm trong cửa khẩu;
- Giám sát việc loại bỏ chất thải, nước thải có nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm từ phương tiện vận tải và các chất bị ô nhiễm khác trong cửa khẩu.
Lưu ý: Thông tư 41/2024/TT-BYT có hiệu lực kể từ 13/01/2025
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc cho vay nội bộ trong hợp tác xã cần phải thông qua ai? Khung lãi suất cho vay nội bộ trong hợp tác xã sẽ do ai quyết định?
- Cơ chế xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân? Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản nào?
- Mức trích lập dự phòng bảo hành sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được pháp luật quy định như thế nào?
- Ngày 9 12 có sự kiện gì? Ngày 9 12 là cung gì? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày 9 12?
- Mẫu số 03 TNĐB Biên bản xác định sơ bộ thiệt hại ban đầu khi có tai nạn giao thông đường bộ như thế nào?