Phương pháp xây dựng Danh mục cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh như thế nào?
- Việc xây dựng Danh mục cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh được căn cứ vào đâu?
- Phương pháp xây dựng Danh mục cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh như thế nào?
- Cơ quan nào thực hiện nhiệm vụ thẩm định Danh mục nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh?
Việc xây dựng Danh mục cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh được căn cứ vào đâu?
Theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 17/2014/TT-BNV quy định như sau:
Xây dựng, thẩm định Danh mục cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử các cấp
...
2. Căn cứ để xây dựng Danh mục nguồn nộp lưu
a) Thông tư hướng dẫn xác định cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử các cấp;
b) Quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các cơ quan, tổ chức trong phạm vi thẩm quyền thu thập tài liệu của Lưu trữ lịch sử;
c) Quy định của pháp luật về việc thành lập, đổi tên, chia, tách, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, phá sản các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước trong phạm vi thẩm quyền thu thập tài liệu của Lưu trữ lịch sử.
...
Theo đó, việc xây dựng Danh mục cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh được căn cứ vào:
- Thông tư hướng dẫn xác định cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử các cấp;
- Quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các cơ quan, tổ chức trong phạm vi thẩm quyền thu thập tài liệu của Lưu trữ lịch sử;
- Quy định của pháp luật về việc thành lập, đổi tên, chia, tách, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, phá sản các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước trong phạm vi thẩm quyền thu thập tài liệu của Lưu trữ lịch sử.
Danh mục cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh (Hình từ Internet)
Phương pháp xây dựng Danh mục cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh như thế nào?
Theo điểm a khoản 3 Điều 5 Thông tư 17/2014/TT-BNV quy định như sau:
Xây dựng, thẩm định Danh mục cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử các cấp
...
3. Phương pháp xây dựng Danh mục nguồn nộp lưu
a) Các Trung tâm Lưu trữ quốc gia, Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản liên quan về hệ thống cơ quan, tổ chức trong phạm vi thẩm quyền thu thập tài liệu để xây dựng dự thảo Danh mục nguồn nộp lưu;
b) Các Trung tâm Lưu trữ quốc gia, Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh trình cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lưu trữ có thẩm quyền để thẩm định;
c) Cơ quan thực hiện nhiệm vụ thẩm định Danh mục nguồn nộp lưu theo quy định tại Khoản 4 Điều này có trách nhiệm trình cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 6 Thông tư này phê duyệt, ban hành Danh mục nguồn nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử các cấp;
d) Hồ sơ trình gồm: Công văn đề nghị của Lưu trữ lịch sử; bản thuyết minh Danh mục nguồn nộp lưu; Văn bản thẩm định của người đứng đầu cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lưu trữ ở Trung ương, cấp tỉnh; Dự thảo quyết định ban hành Danh mục nguồn nộp lưu.
...
Căn cứ trên quy định phương pháp xây dựng Danh mục cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh như sau:
- Các Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản liên quan về hệ thống cơ quan, tổ chức trong phạm vi thẩm quyền thu thập tài liệu để xây dựng dự thảo Danh mục nguồn nộp lưu;
- Các Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh trình cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lưu trữ có thẩm quyền để thẩm định;
- Cơ quan thực hiện nhiệm vụ thẩm định Danh mục nguồn nộp lưu theo quy định tại khoản 4 Điều này có trách nhiệm trình cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 6 Thông tư 17/2014/TT-BNV phê duyệt, ban hành Danh mục nguồn nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử các cấp;
Hồ sơ trình gồm:
+ Công văn đề nghị của Lưu trữ lịch sử;
+ Bản thuyết minh Danh mục nguồn nộp lưu;
+ Văn bản thẩm định của người đứng đầu cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lưu trữ ở cấp tỉnh;
+ Dự thảo quyết định ban hành Danh mục nguồn nộp lưu.
Cơ quan nào thực hiện nhiệm vụ thẩm định Danh mục nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh?
Theo khoản 4 Điều 5 Thông tư 17/2014/TT-BNV quy định cơ quan có thẩm quyền thẩm định Danh mục nguồn nộp lưu tài liệu như sau:
Xây dựng, thẩm định Danh mục cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử các cấp
...
4. Thẩm định Danh mục nguồn nộp lưu
a) Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước thẩm định Danh mục nguồn nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử ở Trung ương theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia;
b) Sở Nội vụ thẩm định Danh mục nguồn nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh theo đề nghị của Chi cục trưởng Chi cục Văn thư - Lưu trữ.
Căn cứ trên quy định Sở Nội vụ thẩm định Danh mục nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh theo đề nghị của Chi cục trưởng Chi cục Văn thư - Lưu trữ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?