Phương pháp xác định số dự toán thu chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp cấp 1 đang hoạt động được xác định như thế nào?
- Doanh nghiệp cấp 1 bao gồm những doanh nghiệp nào?
- Phương pháp xác định số dự toán thu chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp cấp 1 đang hoạt động được xác định như thế nào?
- Thời hạn khai, nộp vào ngân sách nhà nước khoản thu từ chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp cấp 1 đang hoạt động quy định ra sao?
Doanh nghiệp cấp 1 bao gồm những doanh nghiệp nào?
Doanh nghiệp cấp 1 bao gồm những doanh nghiệp nào?
(hình ảnh từ Internet)
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 2 Thông tư 57/2022/TT-BTC quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Các đối tượng áp dụng Thông tư này bao gồm:
...
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước (bao gồm cả ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ), Công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là doanh nghiệp cấp 1).
...
Chiếu theo quy định này, doanh nghiệp cấp 1 bao gồm các doanh nghiệp sau:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước (bao gồm cả ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ), Công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Phương pháp xác định số dự toán thu chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp cấp 1 đang hoạt động được xác định như thế nào?
Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 4 Thông tư 57/2022/TT-BTC quy định phương pháp xác định số dự toán thu chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp cấp 1 đang hoạt động như sau:
Lập dự toán thu
...
2. Phương pháp xác định số dự toán thu:
d) Số dự toán thu chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp cấp 1 đang hoạt động được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định số 148/2021/NĐ-CP.
Theo đó, số dự toán thu chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp cấp 1 đang hoạt động được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định số 148/2021/NĐ-CP cụ thể như sau:
Lập dự toán thu
...
3. Thu chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp cấp 1 đang hoạt động:
Căn cứ quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu về thu phần chênh lệch vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, Cơ quan đại diện chủ sở hữu trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định số dự toán/dự kiến thu và tổng hợp vào dự toán thu ngân sách theo phân cấp; gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước.
Như vậy, thu chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp cấp 1 đang hoạt động sẽ được căn cứ dựa trên quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu về thu phần chênh lệch vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, Cơ quan đại diện chủ sở hữu trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định số dự toán/dự kiến thu và tổng hợp vào dự toán thu ngân sách theo phân cấp;
Sau đó gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước.
Thời hạn khai, nộp vào ngân sách nhà nước khoản thu từ chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp cấp 1 đang hoạt động quy định ra sao?
Căn cứ khoản 4 Điều 7 Thông tư 57/2022/TT-BTC quy định như sau:
Thời hạn khai, nộp vào ngân sách nhà nước và mẫu tờ khai
...
4. Thu từ chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp cấp 1 đang hoạt động:
Trong thời hạn mười (10) ngày kể từ ngày cơ quan đại diện chủ sở hữu ban hành quyết định về việc nộp phần chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu với vốn điều lệ của doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước, doanh nghiệp có trách nhiệm khai, nộp vào ngân sách nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 36/2021/TT-BTC ngày 26/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp quy định tại Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015; Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018; Nghị định số 121/2020/NĐ-CP ngày 09/10/2020 và Nghị định số 140/2020/NĐ-CP ngày 30/11/2020 của Chính phủ (sau đây gọi là Thông tư số 36/2021/TT-BTC) theo Tờ khai số thu từ chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp - Mẫu số 01/CLVCSH-VDL kèm theo Thông tư này.
...
Chiếu theo quy định này, trong thời hạn mười (10) ngày kể từ ngày cơ quan đại diện chủ sở hữu ban hành quyết định về việc nộp phần chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu với vốn điều lệ của doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước, doanh nghiệp có trách nhiệm khai, nộp vào ngân sách nhà nước quy định tại:
- Tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 36/2021/TT-BTC và thực hiện theo Tờ khai số thu từ chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp - Mẫu số 01/CLVCSH-VDL kèm theo Thông tư 57/2022/TT-BTC.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức phạt lắp đèn trợ sáng 2025? Lắp đèn trợ sáng xe máy có bị phạt không? Khi nào tắt đèn chiếu xa, bật đèn chiếu gần?
- Mẫu cam kết chịu trách nhiệm xây dựng công trình là mẫu nào? Tải mẫu? Thi công xây dựng công trình bao gồm những gì?
- Tinh gọn bộ máy: Có đổi mới việc thi tuyển cán bộ công chức viên chức theo Nghị quyết 18 hay không?
- Mẫu Phiếu siêu âm mới nhất? Hồ sơ bệnh án bản điện tử có giá trị pháp lý không? Học sinh sinh viên có được sao chép hồ sơ bệnh án không?
- Chi tiền thưởng theo Nghị định 73 cho CBCCVC khi sắp xếp bộ máy tại Nghị định 178 năm 2024 như thế nào?