Phương pháp thu nhập tăng thêm theo cách tiếp cận từ thu nhập trong thẩm định giá tài sản vô hình thực hiện như thế nào?

Tôi có thắc mắc, phương pháp thu nhập tăng thêm theo cách tiếp cận từ thu nhập trong thẩm định giá tài sản vô hình thực hiện như thế nào? Những thông tin nào cần có để áp dụng phương pháp này? Phương pháp thu nhập tăng thêm áp dụng trong những trường hợp nào? Câu hỏi của anh Thành Danh tại Đà Lạt.

Phương pháp thu nhập tăng thêm theo cách tiếp cận từ thu nhập trong thẩm định giá tài sản vô hình thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo tiết a tiểu mục 11.6 Mục 11 Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 Thẩm định giá tài sản vô hình Ban hành kèm theo Thông tư 06/2014/TT-BTC quy định về nội dung của phương pháp thu nhập tăng thêm theo cách tiếp cận từ thu nhập.

Theo đó, phương pháp thu nhập tăng thêm xác định giá trị của tài sản vô hình thông qua giá trị hiện tại của các dòng tiền được cho là phát sinh từ đóng góp của tài sản vô hình cần thẩm định giá sau khi loại trừ tỷ lệ dòng tiền phát sinh từ đóng góp của các tài sản khác.

Phương pháp thu nhập tăng thêm được thực hiện như sau:

- Ước tính các dòng tiền kỳ vọng được tạo ra do sử dụng tài sản vô hình cần thẩm định giá. Dòng tiền được tạo ra do sử dụng tài sản vô hình cần thẩm định giá được ước tính bằng cách giảm trừ khỏi dòng tiền kỳ vọng nói trên khoản đóng góp được tạo ra do sử dụng các tài sản hữu hình, tài sản tài chính và các tài sản vô hình khác với tài sản vô hình cần thẩm định (gọi chung là tài sản đóng góp).

Khoản đóng góp của tài sản đóng góp là khoản thu nhập hợp lý được tạo ra bởi tài sản đóng góp, bao gồm phần lợi nhuận từ tài sản đóng góp và phần bù đắp cho khoản đầu tư ban đầu do sự giảm giá trị của tài sản theo thời gian. Khoản thu nhập hợp lý cho tài sản đóng góp được tính thông qua các bước:

Bước 1: xác định những tài sản có đóng góp vào dòng tiền thu nhập;

Bước 2: ước tính giá trị của những tài sản đóng góp này;

Bước 3: xác định thu nhập của tài sản đóng góp trên cơ sở tỷ suất lợi nhuận hợp lý và giá trị của các tài sản đóng góp.

- Phần còn lại của dòng tiền kỳ vọng sau khi giảm trừ khoản đóng góp được tạo ra do sử dụng các tài sản đóng góp được chiết khấu về giá trị hiện tại. Tổng giá trị hiện tại của dòng tiền đã điều chỉnh này là giá trị của tài sản vô hình cần thẩm định giá.

Trong trường hợp tài sản vô hình cần thẩm định giá được phép tính khấu hao theo quy định của pháp luật về kế toán, giá trị của tài sản vô hình cần thẩm định giá được tính thêm phần lợi ích dự kiến có được do không bị tính thuế thu nhập đối với phần giá trị khấu hao của tài sản vô hình.

Tài sản 9

Phương pháp thu nhập tăng thêm theo cách tiếp cận từ thu nhập trong thẩm định giá tài sản vô hình thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

Những thông tin nào cần có để áp dụng phương pháp thu nhập tăng thêm theo cách tiếp cận từ thu nhập trong thẩm định giá tài sản vô hình?

Căn cứ theo tiết b tiểu mục 11.6 Mục 11 Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 Thẩm định giá tài sản vô hình Ban hành kèm theo Thông tư 06/2014/TT-BTC quy định về cách tiếp cận từ thu nhập như sau:

NỘI DUNG TIÊU CHUẨN
...
11. Cách tiếp cận từ thu nhập
...
11.6. Phương pháp thu nhập tăng thêm
...
b) Thông tin cần có để áp dụng:
Các thông tin sau cần được cân nhắc khi áp dụng phương pháp thu nhập tăng thêm:
- Dòng tiền của doanh nghiệp tạo ra bởi tài sản vô hình cần thẩm định, bao gồm cả dòng thu nhập và các chi phí gắn liền với tài sản vô hình cần thẩm định;
- Chi phí sử dụng các tài sản phụ trợ cần thiết và gắn liền với việc sử dụng hiệu quả tài sản vô hình cần thẩm định;
- Tỷ suất chiết khấu phù hợp để chuyển đổi về giá trị hiện tại của tài sản vô hình cần thẩm định;
- Các chi phí hoặc lợi ích liên quan, ví dụ mức thuế áp dụng với việc sử dụng tài sản vô hình cần thẩm định.
...

Theo đó, các thông tin sau cần được cân nhắc khi áp dụng phương pháp thu nhập tăng thêm:

- Dòng tiền của doanh nghiệp tạo ra bởi tài sản vô hình cần thẩm định, bao gồm cả dòng thu nhập và các chi phí gắn liền với tài sản vô hình cần thẩm định;

- Chi phí sử dụng các tài sản phụ trợ cần thiết và gắn liền với việc sử dụng hiệu quả tài sản vô hình cần thẩm định;

- Tỷ suất chiết khấu phù hợp để chuyển đổi về giá trị hiện tại của tài sản vô hình cần thẩm định;

- Các chi phí hoặc lợi ích liên quan, ví dụ mức thuế áp dụng với việc sử dụng tài sản vô hình cần thẩm định.

Phương pháp thu nhập tăng thêm theo cách tiếp cận từ thu nhập trong thẩm định giá tài sản vô hình áp dụng trong những trường hợp nào?

Căn cứ theo tiết c tiểu mục 11.6 Mục 11 Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 Thẩm định giá tài sản vô hình Ban hành kèm theo Thông tư 06/2014/TT-BTC quy định về cách tiếp cận từ thu nhập như sau:

NỘI DUNG TIÊU CHUẨN
...
11. Cách tiếp cận từ thu nhập
...
11.6. Phương pháp thu nhập tăng thêm
...
c) Trường hợp áp dụng:
- Khi thẩm định giá các tài sản vô hình có sự kết hợp với các tài sản khác trong một nhóm tài sản để tạo ra dòng tiền. Trong đó, tài sản vô hình cần thẩm định giá có tác động chính yếu tới dòng thu nhập, phần đóng góp từ các tài sản khác là không chính yếu.
- Có thể dùng làm phương pháp bổ sung cho các phương pháp thẩm định giá khác.

Theo quy định trên, trường hợp áp dụng phương pháp thu nhập tăng thêm theo cách tiếp cận từ thu nhập trong thẩm định giá tài sản vô hình gồm:

- Khi thẩm định giá các tài sản vô hình có sự kết hợp với các tài sản khác trong một nhóm tài sản để tạo ra dòng tiền. Trong đó, tài sản vô hình cần thẩm định giá có tác động chính yếu tới dòng thu nhập, phần đóng góp từ các tài sản khác là không chính yếu.

- Có thể dùng làm phương pháp bổ sung cho các phương pháp thẩm định giá khác.

Thẩm định giá tài sản vô hình
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Yếu tố so sánh cần cân nhắc khi thẩm định giá tài sản vô hình là gì? Điều kiện áp dụng phương pháp so sánh trong thẩm định giá tài sản vô hình?
Pháp luật
Áp dụng phương pháp chi phí thay thế theo cách tiếp cận từ chi phí trong thẩm định giá tài sản vô hình khi nào?
Pháp luật
Tỷ lệ tiền sử dụng tài sản vô hình là thông tin cần có để áp dụng phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình?
Pháp luật
Chênh lệch chi phí nghiên cứu, triển khai tài sản vô hình được xác định như thế nào theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Tỷ suất chiết khấu được sử dụng để tính lợi ích thuế giảm trừ do khấu hao có thể được cân nhắc xác định trên cơ sở gì?
Pháp luật
Tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ có phải là tài sản vô hình không? Ước tính tuổi đời kinh tế cần xem xét các yếu tố gì?
Pháp luật
Tài sản vô hình có thể tạo ra các dòng thu nhập thông qua đâu? Thẩm định giá tài sản vô hình có thể phân tích những nội dung gì?
Pháp luật
Tài sản vô hình là gì? Khi ước tính tuổi đời kinh tế của tài sản vô hình cần xem xét những yếu tố như thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn thực hiện Phương pháp thu nhập tăng thêm trong thẩm định giá tài sản vô hình từ ngày 01/7/2024 như thế nào?
Pháp luật
Cách tiếp cận từ thu nhập xác định giá trị của tài sản vô hình thông qua đâu? Cách tiếp cận từ thu nhập có những phương pháp chính nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thẩm định giá tài sản vô hình
3,021 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thẩm định giá tài sản vô hình

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thẩm định giá tài sản vô hình

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào