Phương pháp thở oxy qua gọng mũi khi viêm phổi nặng ở trẻ sơ sinh được quy định như thế nào? Phải theo dõi trẻ sơ sinh khi thở oxy ra sao?
Việc chẩn đoán viêm phổi nặng ở trẻ sơ sinh dựa trên những dấu hiệu nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2 Mục V Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 101/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
"V. Chẩn đoán viêm phổi ở trẻ em
Chẩn đoán viêm phổi và mức độ nặng (viêm phổi, viêm phổi nặng) ở trẻ em chủ yếu dựa vào lâm sàng.
1. Viêm phổi
Trẻ ho, sốt kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu:
Thở nhanh:
< 2 tháng tuổi ≥ 60 lần/phút
2 - < 12 tháng tuổi: ≥ 50 lần/phút
1 - 5 tuổi: ≥ 40 lần/phút
> 5 tuổi: ≥ 30 lần/phút
- Rút lõm lồng ngực (phần dưới lồng ngực lõm vào ở thì hít vào)
- Khám phổi thấy bất thường: giảm thông khí, có tiếng bất thường (ran ẩm, ran phế quản, ran nổ...).
2. Viêm phổi nặng
Chẩn đoán viêm phổi nặng khi trẻ có dấu hiệu của viêm phổi kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu sau:
- Dấu hiệu toàn thân nặng:
+ Bỏ bú hoặc không uống được.
+ Rối loạn tri giác: lơ mơ hoặc hôn mê.
+ Co giật.
- Dấu hiệu suy hô hấp nặng (thở rên, rút lõm lồng ngực rất nặng).
- Tím tái hoặc SpO2 < 90%.
- Trẻ < 2 tháng tuổi.
[...]"
Theo đó, việc chẩn đoán viêm phổi nặng ở trẻ em khi trẻ có dấu hiệu của viêm phổi cụ thể nêu trên kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu sau:
- Dấu hiệu toàn thân nặng:
+ Bỏ bú hoặc không uống được.
+ Rối loạn tri giác: lơ mơ hoặc hôn mê.
+ Co giật.
- Dấu hiệu suy hô hấp nặng (thở rên, rút lõm lồng ngực rất nặng).
- Tím tái hoặc SpO2 < 90%.
- Trẻ < 2 tháng tuổi.
Phương pháp thở oxy qua gọng mũi khi viêm phổi nặng ở trẻ sơ sinh (Hình từ Internet)
Phương pháp thở oxy qua gọng mũi khi được chẩn đoán viêm phổi nặng ở trẻ sơ sinh được quy định như thế nào?
Căn cứ theo mục 2 Phụ lục 2 Oxy liệu pháp ban hành kèm theo Quyết định 101/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
"1. Chỉ định thở oxy
- Trẻ có biểu hiện tím trung tâm (tím da và niêm mạc)
- SpO2 < 90%
- Không uống được, nghi ngờ do thiếu oxy.
- Dấu hiệu co kéo cơ hô hấp mạnh.
- Thở rất nhanh (> 70 lần/phút ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi)
2. Các phương pháp thở oxy
2.1. Oxy qua gọng mũi
- Tiện lợi: dễ sử dụng và chăm sóc, bệnh nhân dễ chấp nhận: có thể vừa thở oxy vừa ăn uống, nói chuyện.
- Bất lợi: dễ tắc đường ra do chất tiết, xung huyết mũi gây khó chịu.
- Chỉ định:
Tự thở được qua mũi (mũi không tắc do xung huyết)
Trẻ có nhu cầu oxy (FiO2) thấp < 35%
- Liều lượng:
Lưu lượng O2 cho phép từ < 0,5 lít/phút (l/p)đến 4 l/p với FiO2 có thể đạt từ 23% đến 35%. Lưu lượng > 4 l/p gây chướng bụng hạn chế hô hấp. Lưu lượng O2 tối đa thở gọng theo lứa tuổi: sơ sinh 1,5 - 2 l/p, trẻ bú mẹ 2 - 3 l/p, trẻ lớn 3 - 4 l/p.
Với thở gọng mũi, lưu lượng O2 tăng 1 l/p thì FiO2 tăng lên khoảng 4%.
..."
Theo đó, chỉ định thở oxy khi:
- Trẻ có biểu hiện tím trung tâm (tím da và niêm mạc)
- SpO2 < 90%
- Không uống được, nghi ngờ do thiếu oxy.
- Dấu hiệu co kéo cơ hô hấp mạnh.
- Thở rất nhanh (> 70 lần/phút ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi)
Với phương pháp thở oxy qua gọng mũi có những tiện ích và bất lợi sau:
- Tiện lợi: dễ sử dụng và chăm sóc, bệnh nhân dễ chấp nhận: có thể vừa thở oxy vừa ăn uống, nói chuyện.
- Bất lợi: dễ tắc đường ra do chất tiết, xung huyết mũi gây khó chịu.
Chỉ định thở oxy qua gọng mũi như sau:
- Tự thở được qua mũi (mũi không tắc do xung huyết);
- Trẻ có nhu cầu oxy (FiO2) thấp < 35%.
Khi được chỉ định phương pháp thở oxy qua gọng mũi phải theo dõi trẻ thở oxy như thế nào?
Căn cứ theo mục 3 Phụ lục 2 Oxy liệu pháp ban hành kèm theo Quyết định 101/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
"3. Theo dõi trẻ thở oxy
- Đảm bảo các kết nối oxy từ nguồn oxy đến bệnh nhân hoạt động tốt.
- Dùng máy đo SpO2 để theo dõi bệnh nhân liên tục. Nếu không có máy phải theo dõi bằng lâm sàng: dấu hiệu tím da niêm mạc, mức độ gắng sức, tri giác, ăn uống.
- Điều dưỡng kiểm tra gọng mũi hoặc ống thông thở oxy mỗi 3 giờ để đảm bảo không tắc dụng cụ do chất xuất tiết, đầu ống thông ở đúng vị trí và các kết nối an toàn.
- Điều chỉnh lưu lượng oxy theo SpO2 hoặc đáp ứng của bệnh nhân. Đảm bảo SpO2 > 92%, giảm thở nhanh hoặc gắng sức, không tím da niêm mạc, trẻ tỉnh và ăn uống được.
- Thở oxy ngắt quãng và ngừng khi lưu lượng oxy tối thiểu mà trẻ không còn các dấu hiệu suy hô hấp."
Theo đó, khi theo dõi trẻ thở oxy phải đảm bảo các kết nối oxy từ nguồn oxy đến bệnh nhân hoạt động tốt.
Dùng máy đo SpO2 để theo dõi bệnh nhân liên tục. Nếu không có máy phải theo dõi bằng lâm sàng: dấu hiệu tím da niêm mạc, mức độ gắng sức, tri giác, ăn uống.
Điều dưỡng kiểm tra gọng mũi mỗi 3 giờ để đảm bảo không tắc dụng cụ do chất xuất tiết, đầu ống thông ở đúng vị trí và các kết nối an toàn.
Điều chỉnh lưu lượng oxy theo SpO2 hoặc đáp ứng của bệnh nhân. Đảm bảo SpO2 > 92%, giảm thở nhanh hoặc gắng sức, không tím da niêm mạc, trẻ tỉnh và ăn uống được.
Thở oxy ngắt quãng và ngừng khi lưu lượng oxy tối thiểu mà trẻ không còn các dấu hiệu suy hô hấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trực tiếp bóng đá Việt Nam Myanmar 21 12 AFF Cup 2024? Link xem trực tiếp Việt Nam Myanmar 21 12? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?
- Tổng hợp đề thi viết chữ đẹp lớp 1, 2, 3, 4, 5? Quy định mẫu chữ viết trong trường tiểu học thế nào?
- Mẫu kế hoạch kiểm tra giám sát tổ chức đảng của Ủy ban kiểm tra các cấp mới nhất? Mọi tổ chức đảng đều bị kiểm tra giám sát kỷ luật đảng?
- Mẫu cam kết của nhà thầu thi công xây dựng công trình? Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng?
- Đất hết thời hạn sử dụng có được thừa kế hay không? Ai có quyền quyết định thời hạn sử dụng đất?