Phương pháp so sánh là gì? Hàng hóa, dịch vụ so sánh là những loại hàng hóa, dịch vụ như thế nào?
Phương pháp so sánh là gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 45/2024/TT-BTC quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Phương pháp chi phí là phương pháp định giá hàng hóa, dịch vụ tiếp cận từ chi phí sản xuất, kinh doanh hợp lý, hợp lệ, lợi nhuận (nếu có) hoặc tích luỹ theo quy định của pháp luật (nếu có) và các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
2. Phương pháp so sánh là phương pháp định giá hàng hóa, dịch vụ tiếp cận từ thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ so sánh thu thập được.
Như vậy, phương pháp so sánh được hiểu là phương pháp định giá hàng hóa, dịch vụ tiếp cận từ thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ so sánh thu thập được.
Phương pháp so sánh là gì? Hàng hóa, dịch vụ so sánh đối với phương pháp so sánh bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Hàng hóa, dịch vụ so sánh là những loại hàng hóa, dịch vụ như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 13 Thông tư 45/2204/TT-BTC quy định về việc thu thập thông tin về giá trong phương pháp so sánh như sau:
Thu thập thông tin về giá
1. Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân lập phương án giá chịu trách nhiệm toàn diện về tính trung thực của quá trình thu thập thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ; cơ quan, tổ chức thẩm định phương án giá có trách nhiệm kiểm tra sự phù hợp của việc sử dụng các thông tin thu thập trong phương án giá.
2. Hàng hóa, dịch vụ so sánh
a) Hàng hóa, dịch vụ so sánh là hàng hóa, dịch vụ giống hệt về các đặc tính so với hàng hóa, dịch vụ cần định giá;
b) Trường hợp không thu thập được thông tin của hàng hóa, dịch vụ giống hệt quy định tại điểm a khoản này thì hàng hóa, dịch vụ so sánh là hàng hóa, dịch vụ có nhiều đặc tính gần giống nhất so với hàng hóa, dịch vụ cần định giá như: quy cách, chất lượng, tính năng, tác dụng, mục đích sử dụng, thời gian sản xuất, đặc điểm kinh tế, kỹ thuật, hình dáng, kích thước, nguyên lý cấu tạo, các thông số kỹ thuật chủ yếu, nguồn gốc xuất xứ, công nghệ sản xuất, đặc điểm pháp lý, vận chuyển, lưu thông, phân phối và một số yếu tố khác;
c) Hàng hóa, dịch vụ trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh không áp dụng quy định tại điểm b khoản này.
3. Thông tin về giá của hàng hóa, dịch vụ so sánh phải được thu thập tại thời điểm xác định giá hoặc thời điểm gần nhất trong phạm vi 24 tháng tính từ thời điểm xác định giá trở về trước theo nguyên tắc ưu tiên lựa chọn thông tin tại thời điểm gần nhất và địa điểm gần nhất (trong nước hoặc nước ngoài) với hàng hóa, dịch vụ cần xác định giá căn cứ vào ít nhất một trong các tài liệu sau:
a) Giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, thẩm định, công bố, cung cấp;
b) Giá thực tế giao dịch thành công của các tổ chức, cá nhân ghi trên hóa đơn bán hàng theo quy định, giá ghi trên hợp đồng mua bán;
c) Giá trúng đấu thầu, đấu giá; giá nhập khẩu theo tờ khai hải quan hoặc do cơ quan hải quan cung cấp;
...
Như vậy, hàng hóa, dịch vụ so sánh là hàng hóa, dịch vụ giống hệt về các đặc tính so với hàng hóa, dịch vụ cần định giá.
Trường hợp không thu thập được thông tin của hàng hóa, dịch vụ giống hệt theo quy định thì hàng hóa, dịch vụ so sánh là hàng hóa, dịch vụ có nhiều đặc tính gần giống nhất so với hàng hóa, dịch vụ cần định giá như:
+ Quy cách;
+ Chất lượng;
+ Tính năng, tác dụng;
+ Mục đích sử dụng;
+ Thời gian sản xuất;
+ Đặc điểm kinh tế;
+ Kỹ thuật;
+ Hình dáng;
+ Kích thước;
+ Nguyên lý cấu tạo;
+ Nác thông số kỹ thuật chủ yếu;
+ Nguồn gốc xuất xứ;
+ Nông nghệ sản xuất;
+ Đặc điểm pháp lý;
+ Vận chuyển;
+ Lưu thông;
+ Phân phối;
+ Và một số yếu tố khác.
Lưu ý: Hàng hóa, dịch vụ trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh không áp dụng quy định tại điểm b khoản 13 Thông tư 45/2204/TT-BTC.
Phương pháp so sánh có nằm trong phương pháp định giá chung hay không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 45/2024/TT-BTC quy định về phương pháp định giá, lựa chọn phương pháp định giá như sau:
Phương pháp định giá, lựa chọn phương pháp định giá
1. Phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá quy định tại Thông tư này bao gồm hai (02) phương pháp định giá là phương pháp chi phí và phương pháp so sánh.
2. Căn cứ đặc tính của hàng hóa, dịch vụ, các điều kiện cụ thể về sản xuất kinh doanh, về thị trường, lưu thông hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân lựa chọn phương pháp định giá phù hợp với hàng hóa, dịch vụ cần định giá.
Như vậy, phương pháp so sánh là một trong những phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá quy định.
Tổ chức, cá nhân lựa chọn phương pháp định giá phù hợp với hàng hóa, dịch vụ cần định giá căn cứ theo đặc tính của hàng hóa, dịch vụ, các điều kiện cụ thể về sản xuất kinh doanh, về thị trường, lưu thông hàng hóa, dịch vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?