Phương pháp siêu âm xác định cường độ chịu nén chỉ được sử dụng với loại bê tông nào theo quy định hiện nay?

Cho tôi hỏi chỉ có thể áp dụng phương pháp siêu âm để xác định cường độ chịu nén của bê tông đối với những loại bê tông nào? Những thiết bị siêu âm nào không được sử dụng khi xác định cường độ chịu nén của bê tông? Câu hỏi của anh N.Đ.K từ Thái Bình.

Phương pháp siêu âm được dùng để xác định cường độ chịu nén của bê tông là phương pháp như thế nào?

Phương pháp siêu âm xác định cường độ chịu nén được quy định tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13536:2022 về Bê tông - Phương pháp siêu âm xác định cường độ chịu nén cụ thể như sau:

Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ, định nghĩa trong TCVN 5574:2018, TCVN 10303:2014 và các thuật ngữ định nghĩa sau:
3.1
Phương pháp siêu âm xác định cường độ chịu nén (ultrasonic method to estimate compressive strength)
Phương pháp không phá hủy xác định cường độ chịu nén dựa trên cơ sở mối tương quan giữa vận tốc xung siêu âm với cường độ.
3.2
Chỉ số gián tiếp (nondirect index)
Tốc độ, thời gian truyền xung siêu âm hoặc chỉ số khác hiển thị trên thiết bị thí nghiệm không phá hủy.
3.3
Đường chuẩn (fitting curve)
Đồ thị hoặc công thức thể hiện quan hệ giữa chỉ số gián tiếp và cường độ bê tông.
...

Theo đó, phương pháp siêu âm xác định cường độ chịu nén (ultrasonic method to estimate compressive strength) là phương pháp không phá hủy xác định cường độ chịu nén dựa trên cơ sở mối tương quan giữa vận tốc xung siêu âm với cường độ.

Phương pháp siêu âm xác định cường độ chịu nén chỉ được sử dụng với loại bê tông nào theo quy định hiện nay?

Phương pháp siêu âm xác định cường độ chịu nén chỉ được sử dụng với loại bê tông nào theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)

Phương pháp siêu âm xác định cường độ chịu nén chỉ được sử dụng với loại bê tông nào?

Quy định chung khi sử dụng phương pháp siêu âm xác định cường độ chịu nén của bê tông được quy định tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13536:2022 về Bê tông - Phương pháp siêu âm xác định cường độ chịu nén như sau:

Quy định chung
4.1 Phương pháp siêu âm được sử dụng để xác định cường độ chịu nén của bê tông ở tuổi trung gian, tuổi thiết kế hoặc sau tuổi thiết kế.
4.2 Vận tốc xung siêu âm được xác định theo sơ đồ truyền âm trực tiếp hoặc truyền âm gián tiếp (Phụ lục A). Với các kết cấu thi công tại chỗ, áp dụng sơ đồ truyền âm gián tiếp. Sơ đồ truyền âm trực tiếp chỉ áp dụng với các kết cấu thi công tại chỗ khi có thể xác định chiều dài đường truyền với sai số tương đối theo 6.18.
4.3 Cường độ bê tông trên kết cấu phải được xác định dựa trên đường chuẩn (3.3) xây dựng bằng thực nghiệm thể hiện tương quan giữa các chỉ số gián tiếp (3.2) với cường độ của bê tông.
4.4 Cường độ bê tông trên kết cấu phải được xác định tại các khu vực không có các dấu hiệu hư hại (nứt, vỡ, rỗ bề mặt,...).
4.5 Phương pháp siêu âm xác định cường độ chịu nén được áp dụng với bê tông ở nhiệt độ trên 0 °C. Trường hợp nhiệt độ bê tông nhỏ hơn 0 °C, đường chuẩn xác định cường độ phải được xây dựng theo 6.9.

Như vậy, phương pháp siêu âm được sử dụng để xác định cường độ chịu nén của bê tông ở tuổi trung gian, tuổi thiết kế hoặc sau tuổi thiết kế.

Chỉ có thể sử dụng phương pháp siêu âm để xác định cường độ chịu nén của bê tông đối với bê tông có nhiệt độ trên 0 °C.

Trường hợp nhiệt độ bê tông nhỏ hơn 0 °C, đường chuẩn xác định cường độ phải được xây dựng như sau: Với kết cấu thi công toàn khối, khi nhiệt độ bê tông nhỏ hơn 0 °C , trước tiên, tiến hành thí nghiệm siêu âm các vùng được lựa chọn phục vụ cho việc xây dựng đường chuẩn, sau đó khoan, cắt lấy mẫu rồi thí nghiệm nén mẫu lấy từ kết cấu ở trong điều kiện nhiệt độ trên 0 °C.

Trong việc xác định cường độ chịu nén của bê tông thì không được phép sử dụng thiết bị siêu âm nào?

Thiết bị dụng cụ dùng để xác định cường độ chịu nén của bê tông được quy định tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13536:2022 về Bê tông - Phương pháp siêu âm xác định cường độ chịu nén như sau:

Thiết bị, dụng cụ
...
5.3 Nếu sử dụng một vài thiết bị siêu âm để kiểm tra cường độ bê tông cùng một công trình, trước khi thí nghiệm xây dựng đường chuẩn, cần hiệu chỉnh các thiết bị này trên cùng một mẫu chuẩn sao cho sai số các chỉ số của chúng không vượt quá 0,5 %.
5.4 Khi xác định vận tốc xung siêu âm theo sơ đồ truyền âm gián tiếp, chiều dài đường truyền phải không nhỏ hơn 120 mm và không lớn hơn 200 mm.
5.5 Phải đảm bảo sự nối âm tốt giữa bề mặt bê tông và bề mặt đầu dò. Phải sử dụng cùng phương pháp đảm bảo nối âm trong thí nghiệm xây dựng đường chuẩn và trong thí nghiệm kiểm tra cường độ.
5.6 Không cho phép sử dụng các thiết bị siêu âm chia độ trước theo thang cường độ để xác định trực tiếp cường độ bê tông.

Như vậy, trong việc xác định cường độ chịu nén của bê tông thì không được phép sử dụng các thiết bị siêu âm chia độ trước theo thang cường độ để xác định trực tiếp cường độ bê tông.

Bê tông cốt thép
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5847:2016 về Cột điện bê tông cốt thép ly tâm như thế nào? Ký hiệu sản phẩm cột điện bê tông là gì?
Pháp luật
Phương pháp siêu âm xác định cường độ chịu nén chỉ được sử dụng với loại bê tông nào theo quy định hiện nay?
Pháp luật
TCVN 9346:2012 yêu cầu kỹ thuật đối với vật liệu làm bê tông và bê tông cốt thép đạt tính năng chống ăn mòn trong môi trường biển?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bê tông cốt thép
1,476 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bê tông cốt thép

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bê tông cốt thép

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào