Phương pháp nào được áp dụng để đánh giá tại cơ sở của tổ chức đề nghị chỉ định thử nghiệm phương tiện đo?
- Đoàn đánh giá tại cơ sở của tổ chức đề nghị chỉ định thử nghiệm phương tiện đo do ai quyết định thành lập?
- Thành viên đoàn đánh giá tại cơ sở của tổ chức đề nghị chỉ định thử nghiệm phương tiện đo gồm những ai và trách nhiệm của từng người là gì?
- Phương pháp nào được áp dụng để đánh giá tại cơ sở của tổ chức đề nghị chỉ định thử nghiệm phương tiện đo?
- Trình tự đánh giá tại cơ sở của tổ chức đề nghị chỉ định thử nghiệm phương tiện đo được quy định ra sao?
Đoàn đánh giá tại cơ sở của tổ chức đề nghị chỉ định thử nghiệm phương tiện đo do ai quyết định thành lập?
Căn cứ Điều 14 Thông tư 24/2013/TT-BKHCN quy định như sau:
Đánh giá tại cơ sở
1. Đánh giá tại cơ sở được tổ chức theo hình thức đoàn đánh giá và thực hiện đánh giá theo nguyên tắc chuyên gia.
2. Đoàn đánh giá do Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng quyết định thành lập để đánh giá tại cơ sở, báo cáo kết quả và tư vấn cho Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng về sự phù hợp của tổ chức đề nghị với các điều kiện quy định tại Thông tư này.
Chiếu theo quy định này thì Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có thẩm quyền quyết định thành lập đoàn đánh giá tại cơ sở của tổ chức đề nghị chỉ định thử nghiệm phương tiện đo.
Phương pháp nào được áp dụng để đánh giá tại cơ sở của tổ chức đề nghị chỉ định thử nghiệm phương tiện đo? (hình từ Internet)
Thành viên đoàn đánh giá tại cơ sở của tổ chức đề nghị chỉ định thử nghiệm phương tiện đo gồm những ai và trách nhiệm của từng người là gì?
Tại khoản 3 Điều 14 Thông tư 24/2013/TT-BKHCN quy định về thành phần đoàn đánh giá và trách nhiệm của thành viên đoàn đánh giá như sau:
- Đoàn đánh giá gồm trưởng đoàn và thành viên khác, số lượng thành viên tùy thuộc vào lĩnh vực đề nghị chỉ định và không ít hơn hai (02) người; Trưởng đoàn và thành viên khác phải có giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo chuyên gia đánh giá do Tổng cục tổ chức thực hiện;
- Trưởng đoàn phải có ít nhất ba (3) năm kinh nghiệm quản lý hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm. Trưởng đoàn có trách nhiệm: Tổ chức thực hiện nhiệm vụ của đoàn đánh giá; trực tiếp đánh giá về hệ thống quản lý; phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên; triệu tập và chủ trì các buổi họp của đoàn đánh giá; thông qua hồ sơ kết quả đánh giá trước khi trình Tổng cục;
- Thành viên khác phải có chuyên môn phù hợp và có ít nhất ba (03) năm kinh nghiệm hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm trong lĩnh vực đo tương ứng. Thành viên khác có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm về nội dung, kết quả thực hiện nhiệm vụ.
Phương pháp nào được áp dụng để đánh giá tại cơ sở của tổ chức đề nghị chỉ định thử nghiệm phương tiện đo?
Theo khoản 5 Điều 14 Thông tư 24/2013/TT-BKHCN quy định 04 phương pháp dùng để đánh giá tại cơ sở của tổ chức đề nghị chỉ định thử nghiệm phương tiện đo như sau:
(1) Phỏng vấn trực tiếp người phụ trách, nhân viên của tổ chức đề nghị về những thông tin có liên quan;
(2) Xem xét hồ sơ lưu trữ, các tài liệu có liên quan;
(3) Quan sát thực tế điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật và nhân lực của tổ chức đề nghị chỉ định;
(4) Đánh giá sự thành thạo của nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm thông qua quan sát thao tác và xử lý kết quả kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm do nhân viên đó thực hiện.
Trình tự đánh giá tại cơ sở của tổ chức đề nghị chỉ định thử nghiệm phương tiện đo được quy định ra sao?
Tại khoản 6 Điều 14 Thông tư 24/2013/TT-BKHCN quy định như sau:
Đánh giá tại cơ sở
...
6. Trình tự đánh giá
a) Trưởng đoàn tổ chức họp đoàn đánh giá, thông qua chương trình đánh giá (theo Mẫu 7.CTĐG tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này), thống nhất kế hoạch thực hiện việc đánh giá theo tiến độ, nội dung đánh giá quy định trong quyết định thành lập đoàn đánh giá và thông báo cho các bên liên quan;
b) Theo nhiệm vụ được phân công, các thành viên tiến hành đánh giá và lập phiếu đánh giá về kỹ thuật đo lường (theo Mẫu 8.PĐGKTĐL tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này), đánh giá và lập phiếu đánh giá về hệ thống quản lý (theo Mẫu 9.PĐGHTQL tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này);
c) Lập biên bản tổng hợp kết quả đánh giá (theo Mẫu 10.BBTHĐG tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này);
d) Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định thành lập đoàn đánh giá, trưởng đoàn đánh giá phải nộp hồ sơ kết quả đánh giá về Tổng cục. Hồ sơ gồm: Chương trình đánh giá, phiếu đánh giá về kỹ thuật đo lường, phiếu đánh giá về hệ thống quản lý, biên bản tổng hợp kết quả đánh giá theo quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 5 Điều này;
đ) Trường hợp tổ chức đề nghị có những điểm không phù hợp nhưng có thể khắc phục được thì đoàn đánh giá liệt kê các điểm không phù hợp, đề xuất thời hạn khắc phục và thông báo kết quả đánh giá cho tổ chức đề nghị. Tổ chức đề nghị tiến hành khắc phục các điểm không phù hợp và gửi báo cáo cho đoàn đánh giá. Đoàn đánh giá tiến hành thẩm định báo cáo khắc phục, trường hợp cần thiết đoàn đánh giá tiến hành đánh giá lại tại cơ sở. Trong trường hợp này, thời hạn khắc phục và thời gian đánh giá lại được cộng thêm vào thời hạn đánh giá.
Như vậy, việc đánh giá tại cơ sở của tổ chức đề nghị chỉ định thử nghiệm phương tiện đo được thực hiện như quy định này.
Lưu ý: Chi phí và các điều kiện khác phục vụ việc đánh giá tại cơ sở của đoàn đánh giá do tổ chức đề nghị bảo đảm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chế độ tiền thưởng theo Nghị định 73 đối với CBCCVC và lực lượng vũ trang có được dùng mức lương cơ sở để tính thưởng?
- Mẫu Công văn yêu cầu nghiệm thu công trình mới nhất? Tải mẫu? Việc nghiệm thu công trình xây dựng bao gồm những gì?
- Mục tiêu hoạt động của Công ty Xổ số điện toán Việt Nam là gì? Công ty Xổ số điện toán Việt Nam có những nghĩa vụ gì?
- Tổng hợp mẫu hộ chiếu nổ mìn mới nhất 2025? Tải mẫu hộ chiếu nổ mìn mới nhất 2025 theo Thông tư 23?
- Sản xuất thực phẩm tươi sống có cần lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm không?