Phương pháp lập định mức chi phí dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin được quy định như thế nào?
- Định mức chi phí dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin được phân loại như thế nào?
- Phương pháp lập định mức chi phí dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin như thế nào?
- Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành định mức chi phí dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin?
- Phương pháp xác định dự toán chi phí dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin như thế nào?
Định mức chi phí dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin được phân loại như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 04/2020/TT-BTTTT quy định như sau:
Hệ thống định mức chi phí ứng dụng công nghệ thông tin
1. Định mức chi phí ứng dụng công nghệ thông tin bao gồm: định mức kinh tế - kỹ thuật và định mức chi phí theo tỷ lệ.
2. Định mức kinh tế - kỹ thuật là mức hao phí cần thiết về vật liệu, nhân công và máy thi công, được xác định phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, công nghệ, biện pháp triển khai, phạm vi thực hiện công việc cụ thể để hoàn thành một đơn vị khối lượng công việc.
3. Định mức chi phí theo tỷ lệ dùng để xác định chi phí của một số loại công việc trong dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin gồm chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư và một số chi phí khác.
Như vậy theo quy định trên định mức chi phí ứng dụng công nghệ thông tin bao gồm:
- Định mức kinh tế - kỹ thuật.
- Định mức chi phí theo tỷ lệ.
Phương pháp lập định mức chi phí dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 04/2020/TT-BTTTT quy định phương pháp lập định mức chi phí ứng dụng công nghệ thông tin như sau:
- Định mức kinh tế - kỹ thuật được lập theo trình tự sau:
+ Lập danh mục công việc, thể hiện các yêu cầu kỹ thuật, công nghệ, biện pháp triển khai, phạm vi thực hiện công việc và xác định đơn vị tính phù hợp;
+ Xác định thành phần công việc từ khi chuẩn bị đến khi hoàn thành công việc;
+ Xác định hao phí vật liệu, nhân công và máy thi công;
+ Lập các định mức trên cơ sở tổng hợp các hao phí về vật liệu, nhân công và máy thi công.
- Định mức chi phí theo tỷ lệ do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.
Phương pháp lập định mức chi phí dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin như thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành định mức chi phí dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin?
Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 04/2020/TT-BTTTT quy định như sau:
Quản lý định mức chi phí ứng dụng công nghệ thông tin
1. Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành định mức chi phí ứng dụng công nghệ thông tin để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan sử dụng vào việc lập và quản lý chi phí đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin.
2. Đối với các công việc đặc thù, chuyên ngành của ngành và địa phương, trên cơ sở phương pháp lập định mức theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Thông tư này, các bộ quản lý chuyên ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức xác định hoặc thuê tổ chức, cá nhân để xác định, điều chỉnh, thẩm tra làm cơ sở ban hành định mức sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Thông tin và Truyền thông, đồng thời gửi về Bộ Thông tin và Truyền thông để theo dõi, quản lý.
Định mức kinh tế - kỹ thuật được ban hành là cơ sở để lập đơn giá xác định tổng mức đầu tư, dự toán và quản lý chi phí đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin.
Như vậy theo quy định trên Bộ Thông tin và Truyền thông có thẩm quyền ban hành định mức chi phí ứng dụng công nghệ thông tin.
Phương pháp xác định dự toán chi phí dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 04/2020/TT-BTTTT quy định phương pháp xác định dự toán chi phí đầu tư dự án ứng dụng công nghệ thông tin như sau:
- Xác định chi phí xây lắp: Chi phí xây lắp được xác định bằng cách lập dự toán trên cơ sở định mức theo hướng dẫn tại mục 1 Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTTTT.
- Xác định chi phí thiết bị:
+ Chi phí thiết bị
++ Chi phí thiết bị được xác định trên cơ sở số lượng, chủng loại thiết bị cần mua sắm và giá thiết bị trên thị trường theo hướng dẫn tại mục 2.1 Phụ lục 02 ban hành kèm theo TThông tư 04/2020/TT-BTTTT.
++ Chi phí xây dựng, phát triển, nâng cấp, mở rộng phần mềm nội bộ được xác định theo hướng dẫn tại mục 2.1 Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTTTT.
+ Chi phí lắp đặt thiết bị; cài đặt phần mềm; kiểm tra, hiệu chỉnh thiết bị và phần mềm được xác định theo hướng dẫn tại mục 2.3 Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTTTT.
+ Chi phí tạo lập cơ sở dữ liệu; chuẩn hóa, chuyển đổi phục vụ cho nhập dữ liệu; thực hiện nhập dữ liệu cho cơ sở dữ liệu được xác định theo hướng dẫn tại mục 2.2 Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTTTT.
+ Chi phí đào tạo hướng dẫn sử dụng; chi phí đào tạo cho cán bộ quản trị, vận hành hệ thống (nếu có) được xác định theo hướng dẫn tại mục 2.4 Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTTTT.
+ Chi phí vận chuyển, bảo hiểm thiết bị (nếu có); thuế và các loại phí liên quan để mua sắm thiết bị nếu chưa được tính trong chi phí mua sắm thiết bị thì được xác định bằng cách lập dự toán.
+ Chi phí triển khai, hỗ trợ, quản trị, vận hành sản phẩm hoặc hạng mục công việc của dự án trước khi nghiệm thu bàn giao (nếu có) được xác định bằng cách lập dự toán theo hướng dẫn tại mục 2.5 Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTTTT.
- Xác định chi phí quản lý dự án: Chi phí quản lý dự án được xác định trên cơ sở định mức chi phí theo tỷ lệ hoặc bằng cách lập dự toán (trong trường hợp thuê tư vấn quản lý dự án) phù hợp với thời gian thực hiện dự án, quy mô và đặc điểm công việc quản lý dự án theo hướng dẫn tại mục 3 Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTTTT.
- Xác định chi phí tư vấn đầu tư
+ Chi phí tư vấn đầu tư được xác định trên cơ sở định mức chi phí theo tỷ lệ do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành hoặc bằng cách lập dự toán trên cơ sở phạm vi công việc tư vấn, khối lượng công việc phải thực hiện, kế hoạch thực hiện của gói thầu theo hướng dẫn tại mục 4 Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTTTT.
+ Trường hợp một số công việc tư vấn đầu tư đã được thực hiện trước khi xác định dự toán thì được xác định bằng giá trị hợp đồng dịch vụ tư vấn đã ký kết phù hợp với quy định của nhà nước.
- Xác định chi phí khác: Chi phí khác bao gồm các chi phí chưa được quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này, được xác định trên cơ sở định mức chi phí theo tỷ lệ theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành hoặc bằng cách lập dự toán theo hướng dẫn tại mục 5 Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTTTT.
- Xác định chi phí dự phòng
+ Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí xây lắp, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư và chi phí khác.
+ Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính trên cơ sở độ dài thời gian đầu tư (tính bằng tháng, quý, năm) của dự án.
+ Chi phí dự phòng được xác định theo hướng dẫn tại mục 6 Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTTTT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?