Phương pháp định giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định trước đây có gì khác so với pháp luật hiện hành?
- Cơ quan nào có thẩm quyền sửa đổi danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước?
- Giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước được xác định dựa trên cơ sở nào?
- Phương pháp định giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định trước đây có gì khác so với pháp luật hiện hành?
Cơ quan nào có thẩm quyền sửa đổi danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước?
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Nghị định 60/2021/NĐ-CP định nghĩa dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước cụ thể như sau:
Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước là dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu và dịch vụ sự nghiệp công mang tính đặc thù của một số ngành, lĩnh vực thuộc danh mục do cấp có thẩm quyền ban hành, được Nhà nước bảo đảm kinh phí hoặc hỗ trợ kinh phí để thực hiện.
Theo đó, tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định chi tiết về thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành danh mục chi tiết dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước như sau:
Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước
...
3. Thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành danh mục chi tiết dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước
Căn cứ quy định của pháp luật chuyên ngành và quy định tại Nghị định này, các bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện như sau:
a) Các bộ, cơ quan trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý;
b) Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước theo phân cấp thuộc phạm vi quản lý của địa phương và phù hợp với khả năng ngân sách của địa phương, gửi Bộ Tài chính và các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực để giám sát trong quá trình thực hiện.
Có thể thấy, các bộ, cơ quan trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý.
Bên cạnh đó, có sự phối hợp của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước theo phân cấp thuộc phạm vi quản lý của địa phương và phù hợp với khả năng ngân sách của địa phương, gửi Bộ Tài chính và các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực để giám sát trong quá trình thực hiện.
Phương pháp định giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định trước đây có gì khác so với pháp luật hiện hành?
Giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước được xác định dựa trên cơ sở nào?
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định về cơ sở xác định giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước cụ thể như sau:
Giá, phí dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước
1. Giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước được xác định theo quy định của pháp luật về giá, định mức kinh tế-kỹ thuật, định mức chi phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành và lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước quy định tại khoản 3 Điều này, trong đó:
a) Chi phí tiền lương trong giá dịch vụ sự nghiệp công tính theo mức lương cơ sở, hệ số tiền lương ngạch, bậc, chức vụ, các khoản đóng góp theo tiền lương và các khoản phụ cấp lương theo chế độ quy định đối với đơn vị sự nghiệp công hoặc tính theo mức lương theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ và các khoản đóng góp theo tiền lương theo quy định của Nhà nước; định mức lao động do các bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo thẩm quyền.
b) Trích khấu hao tài sản cố định theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và lộ trình kết cấu chi phí khấu hao vào giá dịch vụ sự nghiệp công do cấp có thẩm quyền quy định.
2. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền chưa ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí, giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước được xác định theo quy định của pháp luật về giá hoặc mức bình quân chi phí hợp lý, hợp lệ thực hiện của 03 năm trước liền kề.
Phương pháp định giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định trước đây có gì khác so với pháp luật hiện hành?
Căn cứ khoản 4 Điều 5 Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định về phương pháp định giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước cụ thể như sau:
Giá, phí dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước
...
4. Phương pháp định giá và cơ quan có thẩm quyền định giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định pháp luật về giá.
Căn cứ quy định pháp luật về giá và lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, căn cứ khả năng cân đối ngân sách nhà nước và mặt bằng giá thị trường, tình hình kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, các bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể giá dịch vụ sự nghiệp công theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành.
Đơn vị sự nghiệp công quyết định mức giá cụ thể cho từng loại dịch vụ đảm bảo trong phạm vi khung giá, mức giá dịch vụ sự nghiệp công do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định cụ thể giá dịch vụ sự nghiệp công, đơn vị sự nghiệp công thực hiện thu theo mức giá quy định.
Đối chiếu với quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định 16/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Giá, phí dịch vụ sự nghiệp công
1. Giá dịch vụ sự nghiệp công
..
b) Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước
- Giá dịch vụ sự nghiệp công được xác định trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành và lộ trình tính đủ chi phí theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trong đó chi phí tiền lương trong giá dịch vụ sự nghiệp công tính theo mức lương cơ sở, hệ số tiền lương ngạch, bậc, chức vụ đối với đơn vị sự nghiệp công và định mức lao động do các Bộ, cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo thẩm quyền;
- Phương pháp định giá và cơ quan có thẩm quyền định giá dịch vụ sự nghiệp công thực hiện theo quy định pháp luật về giá;
- Trong phạm vi khung giá dịch vụ sự nghiệp công do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, đơn vị sự nghiệp công quyết định mức giá cụ thể cho từng loại dịch vụ; trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định cụ thể giá dịch vụ sự nghiệp công, đơn vị thu theo mức giá quy định.
Có thể thấy, theo quy định tại Nghị định 16/2015/NĐ-CP (hết hiệu lực vào ngày 15/8/2021) và quy định tại Nghị định 60/2021/NĐ-CP hiện hành, phương pháp đinh giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước đều được thực hiện theo quy định pháp luật về giá.
Đơn vị sự nghiệp công quyết định mức giá cụ thể cho từng loại dịch vụ đảm bảo trong phạm vi khung giá, mức giá dịch vụ sự nghiệp công do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định cụ thể giá dịch vụ sự nghiệp công, đơn vị sự nghiệp công thực hiện thu theo mức giá quy định.
Như vậy, quy định chung về phương pháp định giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trước đây và hiện tại tương đối giống nhau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc phân tích thông tin trong Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam được thực hiện thông qua hình thức nào?
- Đất nông nghiệp được sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp có phải chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp?
- Mẫu Biên bản họp chi ủy chi bộ mới nhất? Tải mẫu Biên bản họp chi ủy chi bộ? Biên bản họp chi ủy chi bộ là gì?
- Quản lý, sử dụng thẻ trả trước dịch vụ viễn thông di động và tài khoản SIM di động theo Nghị định 163 như thế nào?
- Lỗi vượt đèn đỏ 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ 2025 đối với xe ô tô và xe máy là bao nhiêu?