Phương án đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần doanh nghiệp do ai lập? Nội dung phương án là gì?
Phương án đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần doanh nghiệp do ai lập? Nội dung phương án là gì?
Người lập phương án đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần doanh nghiệp được quy định tại Điều 21 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 như sau:
Trình tự, thủ tục đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu lập phương án đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp. Phương án phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Đánh giá thực trạng tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Mục tiêu, sự cần thiết, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của việc đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp;
c) Mức vốn đầu tư.
2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định phương án đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp.
3. Đối với việc mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này, cơ quan đại diện chủ sở hữu trình phương án để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
4. Đối với việc mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 20 của Luật này, cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định.
5. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp.
Theo quy định trên, phương án đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần doanh nghiệp sẽ do cơ quan đại diện chủ sở hữu lập. Phương án gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Đánh giá thực trạng tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Mục tiêu, sự cần thiết, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của việc đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp.
- Mức vốn đầu tư.
Đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần doanh nghiệp (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có quyền thẩm định nội dung phương án đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần doanh nghiệp?
Quy định cơ quan có quyền thẩm định nội dung phương án đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần doanh nghiệp tại khoản 2, khoản 3 Điều 17 Nghị định 91/2015/NĐ-CP như sau:
Trình tự, thủ tục lập hồ sơ đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp
...
2. Cơ quan tài chính cùng cấp:
a) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị và phương án đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp của cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan tài chính cùng cấp thực hiện thẩm định các nội dung của phương án và có ý kiến bằng văn bản về việc đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu.
b) Trường hợp phương án đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp chưa đảm bảo nội dung theo quy định, cơ quan tài chính cùng cấp có văn bản (nêu rõ lý do) gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu chủ trì để tiếp tục kiểm tra, hoàn thiện phương án trong thời gian 07 ngày kể từ ngày nhận được phương án.
3. Trường hợp phương án đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định sử dụng nguồn Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp để đầu tư, cơ quan đại diện chủ sở hữu gửi phương án đến Bộ Tài chính để thẩm định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Theo đó, cơ quan có quyền thẩm định nội dung phương án đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần doanh nghiệp là cơ quan tài chính cùng cấp với cơ quan đại diện chủ sở hữu.
Trường hợp phương án đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần doanh nghiệp đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định sử dụng nguồn Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp để đầu tư, thì Bộ Tài chính là cơ quan thẩm định nội dung phương án và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Ai có quyền quyết định đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần doanh nghiệp?
Theo quy định tại Điều 20 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014, người có quyền quyết định đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần doanh nghiệp được xác định như sau:
(1) Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp có tiêu chí tương đương với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A theo quy định của Luật đầu tư công.
Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư vốn nhà nước sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư trong các trường hợp sau đây:
- Mua lại một phần doanh nghiệp có mức vốn đần tư tương đương với mức vốn đầu tư của dự án quan trọng quốc gia.
- Mua lại toàn bộ doanh nghiệp có tiêu chí tương đương với dự án quan trọng quốc gia.
(2) Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp có tiêu chí tương đương với dự án nhóm B, dự án nhóm C theo quy định của Luật đầu tư công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?