Phương án bảo vệ công trình hàng hải bao gồm những nội dung gì? Không xây dựng phương án bảo vệ công trình hàng hải bị xử phạt như thế nào?
Phương án bảo vệ công trình hàng hải bao gồm những nội dung gì?
Điều 8 Nghị định 143/2017/NĐ-CP quy định nội dung phương án bảo vệ công trình hàng hải bao gồm các nội dung sau:
- Xác định phạm vi bảo vệ công trình hàng hải;
- Thiết lập báo hiệu hàng hải đối với công trình hàng hải;
- Nhân lực, địa chỉ, số điện thoại liên hệ trong thực hiện bảo vệ công trình hàng hải;
- Phương tiện, công cụ phục vụ việc bảo vệ công trình hàng hải;
- Kế hoạch thực hiện bảo vệ công trình hàng hải và biện pháp kiểm tra, giám sát của chủ đầu tư hoặc của người quản lý khai thác công trình;
- Biện pháp xử lý khi xảy ra hư hỏng, tai nạn hàng hải, sự cố hoặc hành vi vi phạm ảnh hưởng đến an toàn trong khai thác công trình hàng hải;
- Đề xuất nguyên tắc, cơ chế, cách thức phối hợp giữa chủ đầu tư hoặc người quản lý khai thác công trình với Cảng vụ hàng hải và cơ quan có thẩm quyền tại khu vực có công trình hàng hải.
Bảo vệ công trình hàng hải
Thẩm quyền thẩm định và phê duyệt phương án bảo vệ công trình hàng hải
Điều 8 Nghị định 143/2017/NĐ-CP quy định:
(1) Thẩm quyền, trách nhiệm xây dựng, thẩm định và phê duyệt phương án bảo vệ công trình hàng hải
- Đối với các công trình hàng hải đang chuẩn bị đầu tư thì chủ đầu tư công trình tổ chức xây dựng phương án bảo vệ công trình hàng hải với các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này và bổ sung vào hồ sơ dự án để trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt cùng với dự án đầu tư.
- Đối với các công trình hàng hải đã đưa vào khai thác, sử dụng nhưng chưa có phương án bảo vệ công trình hàng hải thì người quản lý khai thác, sử dụng công trình hàng hải có trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án bảo vệ công trình hàng hải với các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, đồng thời tổ chức thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bảo vệ công trình hàng hải.
(2) Phương án bảo vệ công trình hàng hải sau khi được tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, quản lý khai thác công trình hàng hải phê duyệt phải gửi cho Cảng vụ hàng hải để kiểm tra, giám sát và phối hợp thực hiện.
Không xây dựng phương án bảo vệ công trình hàng hải bị xử phạt như thế nào?
Điều 19 Nghị định 142/2017/NĐ-CP quy định về bảo vệ công trình hàng hải như sau:
"1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau:
a) Không kịp thời khắc phục, sửa chữa hư hỏng của công trình hàng hải theo quy định;
b) Không xây dựng phương án bảo vệ công trình hàng hải theo quy định hoặc không tổ chức thực hiện phương án bảo vệ công trình hàng hải đã được phê duyệt.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Xây dựng và khai thác trái phép các công trình cảng biển, công trình khác trong phạm vi quy hoạch cảng biển đã được phê duyệt, trong luồng hàng hải và phạm vi bảo vệ công trình hàng hải hoặc xây dựng công trình làm giảm hoặc mất tác dụng của công trình hàng hải;
b) Đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản trong vùng nước trước cầu, bến cảng, khu nước, vùng nước, luồng hàng hải, hành lang an toàn bảo vệ luồng hàng hải và những khu vực khác trong phạm vi bảo vệ công trình hàng hải;
c) Lấn chiếm phạm vi bảo vệ công trình hàng hải;
d) Thực hiện các hành vi gây cản trở việc quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ công trình hàng hải.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Phá hủy, làm hư hỏng, tháo gỡ, trộm cắp cấu kiện, phụ kiện và các thiết bị của công trình hàng hải mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Làm hư hỏng, phá hủy, tự ý di chuyển hoặc làm giảm hiệu lực của các thiết bị báo hiệu hàng hải;
c) Điều khiển tàu thuyền và phương tiện khác sai quy định gây đâm va ảnh hưởng đến chất lượng công trình hàng hải.
4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Nổ mìn hoặc các vật liệu nổ khác trong phạm vi cảng biển, vùng nước cảng biển, luồng hàng hải khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Xếp, chứa các chất dễ cháy nổ, các chất nguy hại trái quy định có khả năng gây ăn mòn hoặc hư hỏng công trình hàng hải khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Khai thác khoáng sản, nạo vét trái phép trên luồng hàng hải, phạm vi bảo vệ luồng hàng hải, vùng nước cảng biển;
d) Thải các chất thải làm hư hại, ảnh hưởng đến độ bền và tuổi thọ của công trình hàng hải;
đ) Nạo vét trái phép trên luồng hàng hải, phạm vi bảo vệ luồng hàng hải, vùng nước cảng biển hoặc nạo vét không đúng yêu cầu kỹ thuật đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xây dựng phương án bảo vệ công trình hàng hải hoặc buộc tổ chức thực hiện phương án bảo vệ công trình hàng hải đã được phê duyệt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này."
Theo đó, hành vi không xây dựng phương án bảo vệ công trình hàng hải quy định tại điểm b khoản 1 Điều 19 Nghị định 142/2017/NĐ-CP sẽ bị xử phạt từ 10-20 triệu đồng. Tuy nhiên, đây chỉ là mức phạt đối với cá nhân, còn đối với tổ chức mức xử phạt sẽ nhân đôi (Điều 5 Nghị định 142/2017/NĐ-CP). Đồng thời, buộc xây dựng phương án bảo vệ công trình hàng hải theo quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án tuần 4 Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu 75 năm thành lập tỉnh Vĩnh Phúc chi tiết và mới nhất?
- Cách viết bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024 mẫu 2A và 2B đối với cán bộ, công chức, viên chức mới nhất?
- Bán dâm là gì? Bán dâm có bị phạt tù không? Nếu có thì phạt tù bao nhiêu năm theo pháp luật hình sự?
- Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Sư phạm Hà Nội (HSA)? Chi tiết cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2025?
- Tải phiếu Đảng viên mẫu 2 HSĐV word năm 2024 và cách ghi? Nhiệm vụ của Đảng viên trong giai đoạn hiện nay là gì?