Phụ nữ là người dân tộc thiểu số sinh con khi chưa kết hôn có thuộc đối tượng được Nhà nước hỗ trợ không?

Tôi có thắc mắc liên quan đến chính sách hỗ trợ đối với phụ nữ là người dân tộc thiểu số. Cho tôi hỏi phụ nữ là người dân tộc thiểu số sinh con khi chưa kết hôn có thuộc đối tượng được Nhà nước hỗ trợ không? Câu hỏi của anh Tuấn Long ở Lâm Đồng.

Phụ nữ là người dân tộc thiểu số sinh con khi chưa kết hôn có thuộc đối tượng được Nhà nước hỗ trợ không?

Theo khoản 9 Điều 1 Nghị định 39/2015/NĐ-CP quy định về đối tượng được hỗ trợ như sau:

Đối tượng được hỗ trợ
Phụ nữ là người dân tộc thiểu số hoặc phụ nữ là người Kinh có chồng là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cư trú tại các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn (trừ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc) khi sinh con thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Sinh một hoặc hai con;
2. Sinh con thứ ba, nếu cả hai vợ chồng hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
3. Sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên;
4. Đã có một con đẻ, nhưng sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên;
5. Sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi;
6. Sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận;
7. Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai vợ chồng đã có con riêng (con đẻ);
8. Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai vợ chồng đã có con riêng (con đẻ); không áp dụng cho trường hợp hai vợ chồng đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống;
9. Phụ nữ thuộc hộ nghèo, là người dân tộc thiểu số chưa kết hôn, cư trú tại các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn, trừ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.

Theo quy định trên, phụ nữ là người dân tộc thiểu số sinh con khi chưa kết hôn có thuộc đối tượng được Nhà nước hỗ trợ khi cư trú tại các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn, sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.

Và trừ trường hợp người này thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Phụ nữ là người dân tộc thiểu số sinh con

Phụ nữ là người dân tộc thiểu số sinh con khi chưa kết hôn có thuộc đối tượng được Nhà nước hỗ trợ không? (Hình từ Internet)

Mức hỗ trợ đối với phụ nữ là người dân tộc thiểu số sinh con khi chưa kết hôn là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 2 Nghị định 39/2015/NĐ-CP quy định về định mức hỗ trợ, thời điểm hỗ trợ và phương thức hỗ trợ như sau:

Định mức hỗ trợ, thời điểm hỗ trợ và phương thức hỗ trợ
1. Định mức hỗ trợ: Hai triệu đồng/người.
2. Thời điểm hỗ trợ: Tính từ tháng đầu sau khi sinh con thuộc đối tượng được hỗ trợ.
3. Phương thức hỗ trợ: Bằng tiền, cấp trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng. Đối tượng thụ hưởng tự nguyện cam kết bằng văn bản không sinh thêm con, nếu vi phạm phải hoàn trả lại kinh phí đã nhận hỗ trợ.

Theo đó, mức hỗ trợ đối với phụ nữ là người dân tộc thiểu số sinh con khi chưa kết hôn là hai triệu đồng/người.

Thời điểm hỗ trợ được tính từ tháng đầu sau khi sinh con thuộc đối tượng được hỗ trợ.

Và khi nhận được hỗ trợ, đối tượng thụ hưởng tự nguyện cam kết bằng văn bản không sinh thêm con, nếu vi phạm phải hoàn trả lại kinh phí đã nhận hỗ trợ.

Kinh phí thực hiện hỗ trợ đối với phụ nữ là người dân tộc thiểu số sinh con được đảm bảo từ nguồn kinh phí nào?

Theo quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch 07/2016/TTLT-BYT-BTC-BLĐTBXH về nguồn kinh phí như sau:

Nguồn kinh phí
Kinh phí hỗ trợ do ngân sách địa phương bảo đảm từ nguồn chi bảo đảm xã hội theo phân cấp ngân sách hiện hành. Năm 2016, ngân sách Trung ương hỗ trợ đối với các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách; các địa phương còn lại do ngân sách địa phương tự bảo đảm.

Như vậy, kinh phí thực hiện hỗ trợ đối với phụ nữ là người dân tộc thiểu số sinh con được đảm bảo từ nguồn chi bảo đảm xã hội theo phân cấp ngân sách hiện hành.

Và năm 2016, ngân sách Trung ương hỗ trợ đối với các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách; các địa phương còn lại do ngân sách địa phương tự bảo đảm.

Người dân tộc thiểu số
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Học sinh là người dân tộc thiểu số thường trú Khu vực 1 nhưng học trường Khu vực 2 có thuộc đối tượng UT1 trong Quy chế tuyển sinh đại học ngành Giáo dục Mầm non không?
Pháp luật
Người dân tộc thiểu số có được nhà nước tạo điều kiện để học chữ viết của mình hay không? Nhà nước tạo điều kiện như thế nào?
Pháp luật
Người dân tộc thiểu số có được nghỉ làm vào các ngày lễ tết theo tôn giáo và được hưởng nguyên lương cho ngày nghỉ đó không?
Pháp luật
Tết Khmer vào ngày nào 2024? Học sinh, sinh viên người dân tộc Khmer được nghỉ Tết cổ truyền Chôl Chnam Thmây bao nhiêu ngày?
Pháp luật
Người lao động là người dân tộc thiểu số đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sẽ được nhận những hỗ trợ nào?
Pháp luật
Người dân tộc thiểu số có được ưu tiên trong tuyển dụng viên chức không? Nếu có, được cộng bao nhiêu điểm ưu tiên?
Pháp luật
Người dân tộc thiểu số đang được hưởng 100% BHYT khi chuyển nơi khác sinh sống thì còn được hưởng 100% BHYT nữa không?
Pháp luật
Người dân tộc thiểu số có thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm y tế hay không? Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với người dân tộc thiểu số được quy định như thế nào?
Pháp luật
Phụ nữ là người dân tộc thiểu số sinh con khi chưa kết hôn có thuộc đối tượng được Nhà nước hỗ trợ không?
Pháp luật
Chế độ ưu tiên cho người dân tộc thiểu số trong vấn đề thi tuyển sinh cao đẳng, đại học gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người dân tộc thiểu số
1,091 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người dân tộc thiểu số
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào