Phụ lái tàu trực tiếp phục vụ chạy tàu cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì? Phụ lái tàu thông báo cho lái tàu dừng tàu trong những trường hợp nào?
Phụ lái tàu trực tiếp phục vụ chạy tàu cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Phụ lái tàu trực tiếp phục vụ chạy tàu cần đáp ứng những tiêu chuẩn được quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 01/09/2023) như sau:
Phụ lái tàu
1. Tiêu chuẩn
a) Có bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn trình độ sơ cấp trở lên về lái phương tiện giao thông đường sắt phù hợp với loại phương tiện đảm nhiệm;
b) Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
c) Có thời gian thử việc theo quy định của pháp luật về lao động và đạt yêu cầu kiểm tra về nghiệp vụ phụ lái tàu do doanh nghiệp sử dụng chức danh phụ lái tàu tổ chức.
...
Như vậy, phụ lái tàu trực tiếp phục vụ chạy tàu cần đáp ứng những tiêu chuẩn sau:
- Có bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn trình độ sơ cấp trở lên về lái phương tiện giao thông đường sắt phù hợp với loại phương tiện đảm nhiệm;
- Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Có thời gian thử việc theo quy định của pháp luật về lao động và đạt yêu cầu kiểm tra về nghiệp vụ phụ lái tàu do doanh nghiệp sử dụng chức danh phụ lái tàu tổ chức.
Trước đây, căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ ngày 01/09/2023) quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của phụ lái tàu như sau:
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của phụ lái tàu
1. Tiêu chuẩn:
a) Có bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn về lái phương tiện giao thông đường sắt phù hợp với loại phương tiện đảm nhiệm;
b) Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
c) Có thời gian thử việc theo quy định của pháp luật về lao động với chức danh phụ lái tàu và đạt yêu cầu sát hạch về nghiệp vụ phụ lái tàu do doanh nghiệp sử dụng chức danh phụ lái tàu tổ chức.
...
Theo Điều 3 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT quy định thì Phụ lái tàu là một trong những chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng.
Theo quy định về tiêu chuẩn của phụ lái tàu nêu trên, phụ lái tàu trực tiếp phục vụ chạy tàu phải có bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn về lái phương tiện giao thông đường sắt phù hợp với loại phương tiện đảm nhiệm.
Đồng thời, phụ lái tàu trực tiếp phục vụ chạy tàu phải có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế và có thời gian thử việc theo quy định của pháp luật về lao động với chức danh phụ lái tàu và đạt yêu cầu sát hạch về nghiệp vụ phụ lái tàu do doanh nghiệp sử dụng chức danh phụ lái tàu tổ chức.
Phụ lái tàu trực tiếp phục vụ chạy tàu cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì? Phụ lái tàu thông báo cho lái tàu dừng tàu trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Phụ lái tàu trực tiếp phục vụ chạy tàu có những nhiệm vụ gì theo quy định?
Phụ lái tàu trực tiếp phục vụ chạy tàu có những nhiệm vụ được quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 01/09/2023) như sau:
Phụ lái tàu
...
2. Nhiệm vụ
a) Giúp lái tàu trong quá trình chạy tàu, giám sát tốc độ chạy tàu và quan sát tín hiệu để kịp thời báo cho lái tàu xử lý;
b) Trong quá trình chạy tàu phải tỉnh táo theo dõi, quan sát tình hình cầu đường và báo cho lái tàu biết để thực hiện đúng chỉ dẫn của các biển báo, biển hiệu, mốc hiệu trên đường sắt;
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của lái tàu.
...
Như vậy, phụ lái tàu trực tiếp phục vụ chạy tàu có những nhiệm vụ sau đây:
- Giúp lái tàu trong quá trình chạy tàu, giám sát tốc độ chạy tàu và quan sát tín hiệu để kịp thời báo cho lái tàu xử lý;
- Trong quá trình chạy tàu phải tỉnh táo theo dõi, quan sát tình hình cầu đường và báo cho lái tàu biết để thực hiện đúng chỉ dẫn của các biển báo, biển hiệu, mốc hiệu trên đường sắt;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của lái tàu.
Trước đây, căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ ngày 01/09/2023) quy định về nhiệm vụ của phụ lái tàu như sau:
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của phụ lái tàu
...
2. Nhiệm vụ:
a) Là người giúp lái tàu trong quá trình chạy tàu, giám sát tốc độ chạy tàu và quan sát tín hiệu để kịp thời báo cho lái tàu xử lý;
b) Trong quá trình chạy tàu phải tỉnh táo theo dõi, quan sát tình hình cầu đường và báo cho lái tàu biết để thực hiện đúng chỉ dẫn của các biển báo, biển hiệu, mốc hiệu trên đường sắt;
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của lái tàu.
...
Phụ lái tàu là người giúp lái tàu trong quá trình chạy tàu, giám sát tốc độ chạy tàu và quan sát tín hiệu để kịp thời báo cho lái tàu xử lý.
Theo quy định về nhiệm vụ của phụ lái tàu nêu trên thì trong quá trình chạy tàu, phụ lái tàu phải tỉnh táo theo dõi, quan sát tình hình cầu đường và báo cho lái tàu biết để thực hiện đúng chỉ dẫn của các biển báo, biển hiệu, mốc hiệu trên đường sắt. Đồng thời, thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của lái tàu.
Phụ lái tàu thông báo cho lái tàu dừng tàu trong những trường hợp nào?
Phụ lái tàu thông báo cho lái tàu dừng tàu trong những trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 01/09/2023) như sau:
Phụ lái tàu
...
3. Quyền hạn
a) Thông báo cho lái tàu dừng tàu khi phát hiện các nguy cơ gây mất an toàn chạy tàu;
b) Được thực hành nghiệp vụ lái tàu dưới sự hướng dẫn và giám sát của lái tàu.
Như vậy, phụ lái tàu thông báo cho lái tàu dừng tàu khi phát hiện các nguy cơ gây mất an toàn chạy tàu.
Trước đây, căn cứ theo khoản 3 Điều 8 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ ngày 01/09/2023) quy định về quyền hạn của phụ lái tàu như sau:
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của phụ lái tàu
...
3. Quyền hạn:
a) Thông báo cho lái tàu dừng tàu khi phát hiện các nguy cơ gây mất an toàn chạy tàu;
b) Được quyền thực hành lái tàu dưới sự hướng dẫn và giám sát của lái tàu.
Theo quy định về quyền hạn của phụ lái tàu nêu trên, phụ lái tàu có quyền thông báo cho lái tàu dừng tàu khi phát hiện các nguy cơ gây mất an toàn chạy tàu. Đồng thời, được quyền thực hành lái tàu dưới sự hướng dẫn và giám sát của lái tàu.
Trong quá trình chạy tàu, phụ lái tàu có được rời vị trí làm việc không?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 38 Luật Đường sắt 2017 quy định quy tắc giao thông đường sắt như sau:
Quy tắc giao thông đường sắt
...
5. Quy định về chạy tàu:
a) Khi chạy tàu, lái tàu phải tuân thủ các quy định sau đây:
Điều khiển tàu đi từ ga, thông qua ga, dừng, tránh, vượt tại ga theo lệnh của trực ban chạy tàu ga.
Chỉ được phép điều khiển tàu vào khu gian khi có chứng vật chạy tàu.
Chỉ được phép điều khiển tàu vào ga, thông qua ga theo tín hiệu đèn màu, tín hiệu cánh và tín hiệu của trực ban chạy tàu ga.
Điều khiển tốc độ chạy tàu theo quy định tại Điều 42 của Luật này.
Trong quá trình chạy tàu, lái tàu và phụ lái tàu đang trong phiên trực không được rời vị trí làm việc;
b) Tàu khách chỉ được chạy khi các cửa toa xe hành khách đã đóng. Cửa toa xe hành khách chỉ được mở khi tàu đã dừng hẳn tại ga đường sắt.
...
Như vậy, theo quy định về chạy tàu, trong quá trình chạy tàu, lái tàu và phụ lái tàu đang trong phiên trực không được rời vị trí làm việc.
Lưu ý, quy định trên không áp dụng đối với người điều khiển phương tiện giao thông đường sắt phục vụ lắp đặt thiết bị, thử nghiệm và trong quá trình thi công thuộc các dự án xây dựng mới đường sắt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cao cấp lý luận chính trị là gì? Cán bộ công chức viên chức nào là đối tượng được đào tạo cao cấp lý luận chính trị?
- Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có phải tuân thủ tập quán vận tải khi thực hiện việc vận chuyển hàng hóa không?
- Mẫu Giấy ủy quyền tham gia phiên hòa giải tranh chấp lao động tại Tòa án mới nhất? Tải mẫu tại đâu?
- Xuất hóa đơn điện tử cho người mua có bắt buộc ghi mã số thuế không? Các trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết có đầy đủ các nội dung?
- Quy trình bảo đảm an toàn vệ sinh lao động là gì? Quy trình bảo đảm an toàn vệ sinh lao động được xây dựng trên căn cứ nào?