Phụ cấp khi tiếp công dân của Bí thư, phó bí thư đảng ủy xã được quy định ra sao? Mức chi đối với chế độ bồi dưỡng khi tiếp công dân là bao nhiêu?

Đối với cấp xã thì Luật tiếp công dân chỉ quy định việc tiếp công dân của chủ tịch UBND xã, tuy nhiên, quy định 11-QĐi/TW năm 2019 của BCH Trung ương thì người đứng đầu cấp ủy (bí thư/phó bí thư xã) cũg tiếp công dân, ngoài ra, thực tế chủ tịch Hội đồng nhân dân xã cũg tiếp công dân, thậm chí là xây dựng lịch tiếp công dân định kỳ vào 1 ngày cụ thể trong 1 tuần như chủ tịch UBND xã. Ban tư vấn cho hỏi: việc tiếp công dân của cấp ủy và HĐND xã tại địa điểm tiếp công dân xã (cấp xã bố trí 1 phòng tiếp dân riêng) thì có được thanh toán chế độ bồi dưỡng theo thông tư số 320/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính không?

Phụ cấp khi tiếp công dân của Bí thư, phó bí thư đảng ủy xã được quy định ra sao?

Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 320/2016/TT-BTC quy định chế độ bồi dưỡng đối với người làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành như sau:

"Điều 2. Đối tượng áp dụng
Đối tượng được hưởng chế độ bồi dưỡng khi tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP."

Bên cạnh đó, Điều 21 Nghị định 64/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Tiếp công dân 2013 có nêu:

"Điều 21. Đối tượng được hưởng chế độ bồi dưỡng khi tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
1. Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Điều 20 Nghị định này được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ hoặc phân công làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân.
2. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tiếp công dân định kỳ hoặc đột xuất; cán bộ, công chức được cấp có thẩm quyền triệu tập làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân."

Ngoài ra, theo Điều 3 Nghị định 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã:

"Điều 3. Chức vụ, chức danh
1. Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây:
a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;
b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
d) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
đ) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
e) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
g) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);
h) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam."

Theo đó, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân là cán bộ cấp xã, thực hiện việc tiếp công dân theo quy định thì vẫn thuộc được tượng hưởng chế độ bồi dưỡng theo Thông tư 320/2016/TT-BTC.

Mức chi đối với chế độ bồi dưỡng khi tiếp công dân là bao nhiêu?

Mức chi đối với chế độ bồi dưỡng khi tiếp công dân là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Mức chi đối với chế độ bồi dưỡng khi tiếp công dân là bao nhiêu?

Về mức chi đối với chế độ bồi dưỡng khi tiếp công dân được quy định tại Điều 4 thông tư 320/2016/TT-BTC cụ thể như sau:

"Điều 4. Mức chi
1. Các đối tượng được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 21 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP mà chưa được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề, khi làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân được bồi dưỡng 100.000 đồng/1 ngày/1 người; trường hợp đang được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề thì được bồi dưỡng 80.000 đồng/1 ngày/1 người.
Đối với cán bộ, công chức được cấp có thẩm quyền giao hoặc phân công làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân Trung ương được bồi dưỡng 150.000 đồng/1 ngày/1 người; trường hợp đang hưởng chế độ phụ cấp theo nghề được bồi dưỡng 120.000 đồng/1 ngày/1 người.
2. Các đối tượng quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 21 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP được bồi dưỡng 50.000 đồng/1 ngày/1 người."

Như vậy, mức chi đối với chế độ bồi dưỡng khi tiếp công dân được quy định như trên.

Hành vi nào bị cấm trong khi tiếp công dân?

Theo Điều 6 Luật Tiếp công dân 2013 thì những hành vi bị nghiêm cấm trong tiếp công dân bao gồm các hành vi sau:

"Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Gây phiền hà, sách nhiễu hoặc cản trở người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
2. Thiếu trách nhiệm trong việc tiếp công dân; làm mất hoặc làm sai lệch thông tin, tài liệu do người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cung cấp.
3. Phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân.
4. Lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để gây rối trật tự công cộng.
5. Xuyên tạc, vu khống, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân.
6. Đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ.
7. Kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc người khác tập trung đông người tại nơi tiếp công dân.
8. Vi phạm các quy định khác trong nội quy, quy chế tiếp công dân."

Như vậy, các hành vi bị nghiêm cấm khi tiếp công dân được quy định như trên.

Tiếp công dân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hoạt động tiếp công dân có diễn ra ở cấp xã không có thành lập Ban tiếp công dân hay không hay được tổ chức hình thức nào khác?
Pháp luật
Người tiếp công dân có quyền từ chối tiếp công dân có hành vi xúc phạm người tiếp công dân hay không?
Pháp luật
Ai là người trực tiếp tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân? Ban tiếp công dân cấp huyện do cơ quan nào thành lập để trực tiếp quản lý trụ sở tiếp công dân cấp huyện?
Pháp luật
Nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân như thế nào theo Thông tư 07 2024?
Pháp luật
Trong hoạt động tổ chức công tác tiếp công dân khi thực hiện pháp luật về tiếp công dân như thế nào?
Pháp luật
Người đứng đầu cơ quan trong việc tiếp công dân phải trực tiếp thực hiện việc tiếp công dân mấy lần trong tháng?
Pháp luật
Địa điểm tiếp công dân cấp xã có được hưởng chế độ bồi dưỡng áp dụng đối với người tiếp công dân không?
Pháp luật
Ban tiếp công dân cấp tỉnh tiếp nhận và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nào tại Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh?
Pháp luật
Trụ sở tiếp công dân ở trung ương có được đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh? Đại diện Ủy ban Kiểm tra Trung ương tiếp nhận, xử lý kiến nghị về những gì?
Pháp luật
Người tiếp công dân có được từ chối tiếp người đang mắc bệnh tâm thần không? Nếu có thì khi từ chối, người tiếp công dân phải làm gì?
Pháp luật
Khi từ chối tiếp công dân cố tình khiếu nại kéo dài người đứng đầu cơ quan cần phải làm gì? Mẫu Thông báo từ chối tiếp công dân là mẫu nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tiếp công dân
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
7,149 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tiếp công dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tiếp công dân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào