Phòng xét nghiệm tại các cơ sở khám chữa bệnh cần bảo đảm thực hiện quản lý chất lượng như thế nào?
Phòng xét nghiệm tại các cơ sở khám chữa bệnh có chức năng cụ thể thế nào?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 01/2013/TT-BYT có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Phòng xét nghiệm là các khoa, phòng hoặc đơn vị xét nghiệm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận mẫu xét nghiệm lấy từ người và các nguồn liên quan khác để thực hiện xét nghiệm, cung cấp thông tin trực tiếp phục vụ cho công tác khám bệnh, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học và đào tạo.
2. Quản lý chất lượng xét nghiệm là các hoạt động phối hợp để định hướng và kiểm soát của phòng xét nghiệm về chất lượng xét nghiệm, bao gồm lập kế hoạch, kiểm soát, bảo đảm và cải tiến chất lượng xét nghiệm.
3. Đánh giá chất lượng xét nghiệm nội bộ là hoạt động tự kiểm tra và đánh giá chất lượng xét nghiệm có tổ chức, kế hoạch trong phòng xét nghiệm với mục đích xem xét của lãnh đạo nhằm đánh giá chất lượng thực hiện các xét nghiệm, tìm ra các vấn đề không phù hợp để đề ra các biện pháp phòng ngừa, khắc phục và cải tiến.
...
Theo đó thì phòng xét nghiệm sẽ là các khoa, phòng hoặc đơn vị xét nghiệm tại cơ sở khám chữa bệnh, thực hiện tiếp nhận mẫu xét nghiệm lấy từ người và các nguồn liên quan khác để thực hiện xét nghiệm, cung cấp thông tin trực tiếp phục vụ cho công tác khám bệnh, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học và đào tạo.
Phòng xét nghiệm tại các cơ sở khám chữa bệnh cần bảo đảm thực hiện quản lý chất lượng như thế nào? (Hình từ Internet)
Phòng xét nghiệm tại các cơ sở khám chữa bệnh cần bảo đảm thực hiện quản lý chất lượng như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 01/2013/TT-BYT hướng dẫn phòng xét nghiệm tại các cơ sở khám chữa bệnh cần bảo đảm thực hiện quản lý chất lượng theo các tiêu chí sau:
(1) Thực hiện các yêu cầu về tổ chức:
- Có sơ đồ tổ chức, mô tả công việc, ghi rõ vai trò và chức năng, nhiệm vụ của từng nhân viên y tế;
- Phòng xét nghiệm có lưu trữ hồ sơ nhân sự của tất cả nhân viên y tế (bản sao);
- Nhân viên y tế của phòng xét nghiệm có trách nhiệm triển khai, thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng phòng xét nghiệm.
(2) Thiết lập hệ thống tài liệu, hồ sơ quản lý chất lượng xét nghiệm:
- Thiết lập hệ thống quản lý tài liệu, hồ sơ, khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài liệu, hồ sơ của phòng xét nghiệm;
- Thực hiện quy trình kiểm soát tài liệu, hồ sơ nhằm giúp hệ thống tài liệu, hồ sơ được lưu trữ khoa học, thuận lợi cho việc kiểm soát, theo dõi, tra cứu và sử dụng;
- Bảo đảm sổ tay chất lượng dễ được tiếp cận và sử dụng, lưu trữ tất cả hồ sơ kỹ thuật.
(3) Đào tạo:
- Có kế hoạch và thực hiện đào tạo về quản lý chất lượng cho nhân viên y tế định kỳ hằng năm;
- Phòng xét nghiệm tham gia các hoạt động đào tạo về quản lý chất lượng thuộc lĩnh vực chuyên môn của phòng.
(4) Giám sát và đánh giá:
- Có kế hoạch và thực hiện giám sát, đánh giá chất lượng xét nghiệm nội bộ, các hoạt động chuyên môn hằng ngày;
- Có kế hoạch và thực hiện giám sát, đánh giá sau đào tạo cho tất cả nhân viên y tế;
- Có kế hoạch và thực hiện giám sát, đánh giá, dự phòng các sự cố có thể xảy ra;
- Giám sát, đánh giá việc sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng các trang thiết bị và hóa chất trong xét nghiệm;
- Tham gia xây dựng kế hoạch và thực hiện, giám sát, đánh giá liên khoa hoặc phòng xét nghiệm (nếu có).
Lãnh đạo của cơ sở khám chữa bệnh có phòng xét nghiệm có trách nhiệm thế nào trong việc quản lý chất lượng xét nghiệm?
Về trách nhiệm của lãnh đạo của cơ sở khám chữa bệnh có phòng xét nghiệm trong việc quản lý chất lượng xét nghiệm thực hiện theo Điều 7 Thông tư 01/2013/TT-BYT như sau:
Trách nhiệm của lãnh đạo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phòng xét nghiệm
1. Chỉ đạo thực hiện và tổ chức thực hiện đúng các nội dung quản lý chất lượng xét nghiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và của phòng xét nghiệm.
2. Thiết lập hệ thống tổ chức xây dựng và ban hành các văn bản về quản lý chất lượng phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị mình; xây dựng sơ đồ cấu trúc hệ thống quản lý chất lượng xét nghiệm song song với cấu trúc hệ thống hành chính và kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Phê duyệt kế hoạch quản lý chất lượng xét nghiệm của đơn vị.
4. Bảo đảm nguồn lực thích hợp cho quản lý chất lượng xét nghiệm, bao gồm: nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí để triển khai kế hoạch đã được phê duyệt và kinh phí thường xuyên gồm:
a) Thực hiện, duy trì và cải tiến chất lượng xét nghiệm;
b) Đào tạo nhân lực phòng xét nghiệm;
c) Bảo đảm chất lượng phòng xét nghiệm;
d) Xây dựng và phê duyệt các quy định, quy trình hướng dẫn, tổ chức đào tạo cho các nhân viên có liên quan;
đ) Tổ chức đánh giá việc thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng xét nghiệm.
5. Phân công ít nhất một nhân viên y tế quản lý chất lượng xét nghiệm tại phòng xét nghiệm, tùy theo quy mô, điều kiện thực tế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và phòng xét nghiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương đúng không? Nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân?
- Biện pháp bảo đảm dự thầu có được áp dụng khi đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn không?
- Mã số thuế được cấp riêng hay chung với giấy chứng nhận đăng ký thuế? Người nộp thuế phải sử dụng mã số thuế thế nào?
- Bên mời thầu có phải chịu chi phí đăng tải thông tin về lựa chọn nhà đầu tư và các chi phí khác không?
- Chủ đầu tư có phải chịu chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu trong lựa chọn nhà thầu hay không?