Phóng viên ở đài truyền thanh khi chuyển qua làm đạo diễn chương trình phát thanh thì có cần phải xin đổi thẻ nhà báo mới hay không?
- Phóng viên ở đài truyền thanh khi chuyển qua làm đạo diễn chương trình phát thanh thì có cần phải xin đổi thẻ nhà báo mới hay không?
- Hồ sơ, thủ tục đổi thẻ nhà báo khi phóng viên ở đài truyền thanh chuyển qua làm đạo diễn chương trình phát thanh thế nào?
- Nghĩa vụ của nhà báo khi được cấp thẻ nhà báo hiện nay thế nào?
Phóng viên ở đài truyền thanh khi chuyển qua làm đạo diễn chương trình phát thanh thì có cần phải xin đổi thẻ nhà báo mới hay không?
Phóng viên ở đài truyền thanh khi chuyển qua làm đạo diễn chương trình phát thanh thì có cần phải xin đổi thẻ nhà báo mới hay không, căn cứ theo khoản 3 Điều 28 Luật Báo chí 2016 quy định:
Cấp, đổi, thu hồi thẻ nhà báo
1. Thẻ nhà báo cấp cho những người có đủ Điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 27 của Luật này để hoạt động báo chí.
2. Kỳ hạn cấp thẻ nhà báo là 05 năm. Thời hạn sử dụng thẻ nhà báo được ghi trên thẻ. Trong trường hợp đặc biệt, việc gia hạn thời hạn sử dụng thẻ nhà báo do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định.
Hết kỳ hạn của thẻ nhà báo, Bộ Thông tin và Truyền thông xét cấp đổi thẻ nhà báo theo kỳ hạn mới.
3. Người đã được cấp thẻ nhà báo khi chuyển sang làm việc tại cơ quan, đơn vị công tác khác mà vẫn thuộc đối tượng được cấp thẻ nhà báo theo quy định tại Điều 26 của Luật này thì phải làm thủ tục xin đổi thẻ nhà báo về cơ quan mới.
...
Theo quy định người đã được cấp thẻ nhà báo khi chuyển sang làm việc tại cơ quan, đơn vị công tác khác mà vẫn thuộc đối tượng được cấp thẻ nhà báo theo quy định tại Điều 26 của Luật này thì phải làm thủ tục xin đổi thẻ nhà báo về cơ quan mới.
Căn cứ theo khoản 5 Điều 26 Luật Báo chí 2016 quy định:
Đối tượng được xét cấp thẻ nhà báo
1. Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, tổng biên tập, phó tổng biên tập cơ quan báo chí, thông tấn.
2. Trưởng phòng (ban), phó trưởng phòng (ban) nghiệp vụ báo chí của cơ quan báo chí, thông tấn.
3. Phóng viên, biên tập viên của cơ quan báo chí, thông tấn.
4. Người quay phim, đạo diễn chương trình phát thanh, truyền hình (trừ phim truyện) của các đơn vị được cấp giấy phép hoạt động báo chí trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình và sản xuất phim tài liệu của Nhà nước.
5. Phóng viên, biên tập viên, người phụ trách công tác phóng viên, biên tập ở đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện và tương đương.
Theo đó thì phóng viên ở đài truyền thanh khi đổi qua làm đạo diễn chương trình phát thanh (chuyển sang làm việc tại cơ quan, đơn vị công tác khác) thì phải làm thủ tục xin đổi thẻ nhà báo về cơ quan mới.
Đổi thẻ nhà báo (Hình từ Internet)
Hồ sơ, thủ tục đổi thẻ nhà báo khi phóng viên ở đài truyền thanh chuyển qua làm đạo diễn chương trình phát thanh thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 31/2021/TT-BTTTT quy định hồ sơ thủ tục đổi thẻ nhà báo như sau:
- Cơ quan báo chí, cơ quan công tác mới của người đề nghị đổi thẻ nhà báo gửi 01 bộ hồ sơ gồm có:
+ Văn bản đề nghị của cơ quan báo chí, cơ quan công tác mới của người đề nghị đổi thẻ nhà báo (Mẫu số 04) Tại đây
+ Bản sao điện tử (trường hợp gửi hồ sơ trên Cổng dịch vụ công của Bộ Thông tin và Truyền thông) hoặc bản sao (trường hợp gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) Quyết định tiếp nhận công tác hoặc Hợp đồng lao động;
+ Văn bản của cơ quan trước khi chuyển công tác, trong đó nêu rõ thời điểm chấm dứt làm việc và xác nhận người đề nghị đổi thẻ nhà báo không thuộc một hoặc các trường hợp quy định tại điểm b, c, d và đ khoản 3 Điều 27 Luật Báo chí (Mẫu số 05) Tại đây
+ Danh sách tác phẩm báo chí đã đăng, phát đối với trường hợp quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 26 Luật Báo chí (Mẫu số 02) Tại đây.
- Trong thời hạn hai mươi (20) ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét đổi thẻ nhà báo; trường hợp từ chối đổi thẻ, các cơ quan được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này thông báo, nêu rõ lý do trên Cổng dịch vụ công của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc bằng văn bản.
Nghĩa vụ của nhà báo khi được cấp thẻ nhà báo hiện nay thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 25 Luật Báo chí 2016 quy định:
Nhà báo có các nghĩa vụ sau đây:
+ Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của Nhân dân; phản ánh ý kiến, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân;
+ Bảo vệ quan Điểm, đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát hiện, tuyên truyền và bảo vệ nhân tố tích cực; đấu tranh phòng, chống các tư tưởng, hành vi sai phạm;
+ Không được lạm dụng danh nghĩa nhà báo để sách nhiễu và làm việc vi phạm pháp luật;
+ Phải cải chính, xin lỗi trong trường hợp thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người đứng đầu cơ quan báo chí về nội dung tác phẩm báo chí của mình và về những hành vi vi phạm pháp luật;
+ Tuân thủ quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Siêu hình trong triết học là gì? Phương pháp siêu hình là gì? Sinh viên học môn triết học có nhiệm vụ gì?
- Ngày 8 tháng 12 âm lịch là ngày gì? Ngày 8 tháng 12 âm lịch có phải là ngày lễ nghỉ nguyên lương của người lao động không?
- Căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng là gì? Đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh được xác định thế nào?
- Mẫu Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng mới nhất theo Nghị định 147 như thế nào?
- Tải mẫu quyết định tạm giam áp dụng tại phiên tòa sơ thẩm hoặc khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm đối với bị cáo đang bị tạm giam?