Phóng viên, nhà báo phỏng vấn các sao Việt thì những người này có quyền từ chối phỏng vấn hay không?
Có được từ chối trả lời phỏng vấn trên báo chí không?
Theo Điều 40 Luật Báo chí 2016 quy định về việc trả lời phỏng vấn trên báo chí như sau:
"Điều 40. Trả lời phỏng vấn trên báo chí
1. Người phỏng vấn phải thông báo trước cho người được phỏng vấn biết Mục đích, yêu cầu và câu hỏi phỏng vấn; trường hợp cần phỏng vấn trực tiếp, không có sự thông báo trước thì phải được người trả lời phỏng vấn đồng ý.
2. Sau khi phỏng vấn, trên cơ sở thông tin, tài liệu của người trả lời cung cấp, người phỏng vấn có quyền thể hiện bằng các hình thức phù hợp. Người phỏng vấn phải thể hiện chính xác, trung thực nội dung trả lời của người được phỏng vấn.
Người được phỏng vấn có quyền yêu cầu xem lại nội dung trả lời trước khi đăng, phát. Cơ quan báo chí và người phỏng vấn phải thực hiện yêu cầu đó.
3. Nhà báo không được dùng những ý kiến phát biểu tại hội nghị, hội thảo, các cuộc gặp gỡ, trao đổi, nói chuyện có nhà báo tham dự để chuyển thành bài phỏng vấn nếu không được sự đồng ý của người phát biểu.
4. Cơ quan báo chí, người phỏng vấn và người trả lời phỏng vấn phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin đăng, phát trên báo chí."
Như vậy, theo quy định trên, ta thấy trường hợp phóng viên, nhà báo muốn phỏng vấn sao Việt thì phải có thông báo trước cho người được phỏng vấn các nội dung phỏng vấn, trường hợp không thông báo trước thì phải được sự cho phép của người được phỏng vấn. Cũng có nghĩa khi không được thông báo trước về việc phỏng vấn thì người được phỏng vấn có quyền từ chối phỏng vấn.
Trả lời phỏng vấn
Nhà báo, phóng viên khi hoạt động nghề nghiệp có quyền và nghĩa vụ thế nào?
Theo Điều 25 Luật Báo chí 2016 quy định về quyền và nghĩa vụ của nhà báo như sau:
- Nhà báo là người hoạt động báo chí được cấp thẻ nhà báo.
- Nhà báo có các quyền sau đây:
+ Hoạt động báo chí trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động báo chí ở nước ngoài theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp;
+ Được khai thác, cung cấp và sử dụng thông tin trong hoạt động báo chí theo quy định của pháp luật;
+ Được đến các cơ quan, tổ chức để hoạt động nghiệp vụ báo chí. Khi đến làm việc, nhà báo chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm cung cấp cho nhà báo những tư liệu, tài liệu không thuộc phạm vi bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật;
+ Được hoạt động nghiệp vụ báo chí tại các phiên tòa xét xử công khai; được bố trí khu vực riêng để tác nghiệp; được liên lạc trực tiếp với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng để lấy tin, phỏng vấn theo quy định của pháp luật;
+ Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ báo chí;
+ Khước từ việc tham gia biên soạn hoặc thể hiện tác phẩm báo chí trái với quy định của pháp luật.
- Nhà báo có các nghĩa vụ sau đây:
+ Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của Nhân dân; phản ánh ý kiến, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân;
+ Bảo vệ quan Điểm, đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát hiện, tuyên truyền và bảo vệ nhân tố tích cực; đấu tranh phòng, chống các tư tưởng, hành vi sai phạm;
+ Không được lạm dụng danh nghĩa nhà báo để sách nhiễu và làm việc vi phạm pháp luật;
+ Phải cải chính, xin lỗi trong trường hợp thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người đứng đầu cơ quan báo chí về nội dung tác phẩm báo chí của mình và về những hành vi vi phạm pháp luật;
+ Tuân thủ quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo.
Nhà báo, phóng viên sử dụng phát ngôn tại phỏng vấn chuyển thành bài đăng báo được không?
Căn cứ khoản 2 Điều 40 Luật Báo chí 2016 quy định về việc sử dụng phát ngôn phỏng vấn như sau:
Sau khi phỏng vấn, trên cơ sở thông tin, tài liệu của người trả lời cung cấp, người phỏng vấn có quyền thể hiện bằng các hình thức phù hợp. Người phỏng vấn phải thể hiện chính xác, trung thực nội dung trả lời của người được phỏng vấn.
Người được phỏng vấn có quyền yêu cầu xem lại nội dung trả lời trước khi đăng, phát. Cơ quan báo chí và người phỏng vấn phải thực hiện yêu cầu đó.
Theo quy định trên, ta thấy trường hợp phóng viên, nhà báo sử dụng phát ngôn của người phỏng vấn để đăng bài trên báo thì phải thể hiện chính xác, trung thực nội dung trả lời của người được phỏng vấn và người được phỏng vấn có quyền yêu cầu xem lại nội dung trả lời trước khi đăng, phát.
Trong trường hợp phóng viên, nhà báo đăng bài mà không cho người được phỏng vấn xem trước thì bị xử lý theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 Nghị định 119/2020/NĐ-CP như sau:
"Điều 9. Vi phạm quy định về cung cấp thông tin cho báo chí và sử dụng thông tin của cơ quan báo chí
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cản trở việc cung cấp thông tin cho báo chí của tổ chức, cá nhân;
b) Không thực hiện cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật Báo chí;
c) Thực hiện không đúng quy định về thời hạn thông báo hoặc thời hạn đăng, phát, trả lời cơ quan, tổ chức, cá nhân có ý kiến, kiến nghị, phê bình, khiếu nại, tố cáo hoặc có yêu cầu.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thể hiện không chính xác, trung thực nội dung trả lời của người được phỏng vấn;
b) Không thực hiện yêu cầu xem lại nội dung trả lời của người trả lời phỏng vấn trước khi đăng, phát nội dung trả lời phỏng vấn trên báo chí;
c) Sử dụng ý kiến phát biểu tại hội nghị, hội thảo, các cuộc gặp gỡ, trao đổi, nói chuyện để chuyển thành bài phỏng vấn khi chưa được sự đồng ý của người phát biểu;
d) Cung cấp thông tin không trung thực, sai sự thật cho báo chí.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc cải chính, xin lỗi đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm c khoản 2 Điều này."
Và mức phạt tiền này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 119/2020/NĐ-CP (được bổ sung bởi điểm b và điểm c khoản 5 Điều 2 Nghị định 14/2022/NĐ-CP).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo kết quả kiểm tra tổ chức đảng, đảng viên dùng cho các Tổ kiểm tra của Đảng ủy, Ủy ban kiểm tra, Chi bộ? Tải mẫu tại đâu?
- Truy nã quốc tế là gì? Interpol là tên gọi của tổ chức nào? Văn phòng Interpol Việt Nam là đơn vị nào?
- Tỷ lệ đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2025? Quy định tỷ lệ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 2025 của đảng viên?
- Mẫu Quyết định kiểm tra của Ủy ban kiểm tra công đoàn về việc chấp hành Điều lệ công đoàn mới nhất?
- Mẫu báo cáo kê khai tài sản cố định khác của đơn vị, doanh nghiệp (ngoài nhà, đất, xe ô tô) theo Thông tư 72 của Bộ Quốc phòng ra sao?