Phòng vệ chính đáng trong xử phạt vi phạm hành chính là gì? Người lái xe phòng vệ chính đáng có bị xử phạt không?
- Phòng vệ chính đáng trong xử phạt vi phạm hành chính là gì?
- Người lái xe phòng vệ chính đáng có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
- Người lái xe vi phạm hành chính trong tình trạng vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng có được xem là tình tiết giảm nhẹ không?
- Thời gian ban đêm trong xử lý vi phạm hành chính được tính từ lúc mấy giờ?
Phòng vệ chính đáng trong xử phạt vi phạm hành chính là gì?
Căn cứ theo khoản 12 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
11. Tình thế cấp thiết là tình thế của cá nhân, tổ chức vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
12. Phòng vệ chính đáng là hành vi của cá nhân vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm quyền, lợi ích nói trên.
13. Sự kiện bất ngờ là sự kiện mà cá nhân, tổ chức không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi nguy hại cho xã hội do mình gây ra.
14. Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
...
Theo đó, phòng vệ chính đáng trong xử lý vi phạm hành chính là hành vi của cá nhân vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm quyền, lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng trong xử phạt vi phạm hành chính là gì? Người lái xe phòng vệ chính đáng có bị xử phạt không? (Hình từ Internet)
Người lái xe phòng vệ chính đáng có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính
Không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp sau đây:
1. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;
2. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng;
3. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;
4. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;
5. Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Luật này.
Như vậy, người lái xe thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng thì sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính.
Người lái xe vi phạm hành chính trong tình trạng vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng có được xem là tình tiết giảm nhẹ không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về tình tiết giảm nhẹ như sau:
Tình tiết giảm nhẹ
Những tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ:
1. Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
2. Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính;
3. Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
4. Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;
5. Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
6. Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;
7. Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu;
8. Những tình tiết giảm nhẹ khác do Chính phủ quy định.
Như vậy, người lái xe vi phạm hành chính trong tình trạng vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì sẽ được xem là tính tiết giảm nhẹ.
Thời gian ban đêm trong xử lý vi phạm hành chính được tính từ lúc mấy giờ?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:
Cách tính thời gian, thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính
1. Cách tính thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự, trừ trường hợp trong Luật này có quy định cụ thể thời gian theo ngày làm việc.
2. Thời gian ban đêm được tính từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau.
Như vậy, thời gian ban đêm trong xử lý vi phạm hành chính được tính từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn gửi báo cáo để hoàn thiện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp trình Quốc Hội là bao lâu?
- Chủ sở hữu của ngân hàng thương mại là ai? Ban kiểm soát của ngân hàng thương mại phải có bao nhiêu thành viên?
- Nhận xét kết quả rèn luyện học sinh cuối kì 1 theo Thông tư 22? Mẫu nhận xét kết quả rèn luyện học sinh theo Thông tư 22?
- Đỗ xe tại nơi có biển cấm dừng cấm đỗ bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định mới? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Thành viên Hội đồng quản lý của đơn vị sự nghiệp y tế công lập có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?