Phòng thí nghiệm trọng điểm để duy trì hoạt động vận hành phòng thí nghiệm thì có những nguồn tài chính nào?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là theo quy định hiện nay thì phòng thí nghiệm trọng điểm để duy trì hoạt động vận hành phòng thí nghiệm thì có những nguồn tài chính nào? Câu hỏi của anh Quang Long (Đồng Nai).

Phòng thí nghiệm trọng điểm để duy trì hoạt động vận hành phòng thí nghiệm thì có những nguồn tài chính nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch 211/2010/TTLT-BTC-BKHCN, có quy định như sau:

Quy định cụ thể
1. Nguồn tài chính hoạt động của Phòng thí nghiệm trọng điểm
a) Nguồn ngân sách nhà nước cấp.
- Kinh phí chi thường xuyên duy trì hoạt động vận hành Phòng thí nghiệm trọng điểm (bao gồm cả kinh phí hoạt động của Hội đồng chuyên ngành Phòng thí nghiệm trọng điểm; chi hoạt động hợp tác quốc tế; bổ sung kinh phí sửa chữa thường xuyên, duy tu, bảo dưỡng tài sản ngoài nguồn thu sử dụng tài sản Phòng thí nghiệm trọng điểm quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư này). Việc đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên từ ngân sách nhà nước được áp dụng theo quy định đối với tổ chức khoa học và công nghệ thuộc khoản 3, Điều 4 Nghị định số 115/2005/NĐ-CP (được bổ sung, sửa chữa tại Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ngày 20/9/2010 của Chính phủ).
- Chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định theo các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Kinh phí thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ quy định (nếu có).
Các nội dung chi trên đây không áp dụng đối với các Phòng thí nghiệm trọng điểm thuộc các Tổng công ty, các Tập đoàn kinh tế.
- Chi các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành, cấp tỉnh, thành phố thông qua hình thức tuyển chọn, đặt hàng, hoặc giao trực tiếp.
- Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản theo dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Nguồn thu sự nghiệp (nguồn thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ khoa học và công nghệ với các tổ chức, cá nhân bên ngoài; thu từ các hợp đồng sử dụng tài sản của Phòng thí nghiệm trọng điểm cho hoạt động nghiên cứu khoa học; thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; thu sự nghiệp khác …).
c) Các nguồn thu hợp pháp khác.

Như vậy, theo quy định trên thì Phòng thí nghiệm trọng điểm để duy trì hoạt động vận hành phòng thí nghiệm thì có những nguồn tài chính sau: Nguồn ngân sách nhà nước cấp; Nguồn thu sự nghiệp; Các nguồn thu hợp pháp khác.

Phòng thí nghiệm trọng điểm

Phòng thí nghiệm trọng điểm (Hình từ Internet)

Phòng thí nghiệm trọng điểm có những tài sản nào?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 2 Thông tư liên tịch 211/2010/TTLT-BTC-BKHCN, có quy định như sau:

Quy định cụ thể
3. Quản lý và sử dụng tài sản Phòng thí nghiệm trọng điểm
a) Tài sản Phòng thí nghiệm trọng điểm được giao cho Phòng thí nghiệm trọng điểm (trong trường hợp Phòng thí nghiệm trọng điểm hạch toán độc lập), hoặc giao cho đơn vị chủ trì (trong trường hợp Phòng thí nghiệm trọng điểm hạch toán phụ thuộc) quản lý.
Tài sản Phòng thí nghiệm trọng điểm bao gồm:
- Tài sản được hình thành từ các nguồn đầu tư xây dựng Phòng thí nghiệm trọng điểm;
- Tài sản được mua sắm trong quá trình hoạt động của Phòng thí nghiệm trọng điểm;
- Tài sản được điều động từ các cơ quan, đơn vị khác cho Phòng thí nghiệm trọng điểm;
- Tài sản có nguồn gốc khác (được mua bằng nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp; mua bằng các nguồn kinh phí khác; được cho, biếu, tặng…).
b) Tài sản Phòng thí nghiệm trọng điểm được sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học và công nghệ; được quản lý và sử dụng theo các quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
c) Cơ quan được giao quản lý tài sản Phòng thí nghiệm trọng điểm ban hành Quy chế quản lý, sử dụng tài sản Phòng thí nghiệm trọng điểm. Cá nhân, tập thể hoặc tổ chức bên ngoài khi sử dụng tài sản Phòng thí nghiệm trọng điểm phải trả chi phí sử dụng tài sản Phòng thí nghiệm trọng điểm. Cá nhân, tập thể thuộc quản lý của Phòng thí nghiệm trọng điểm sử dụng tài sản Phòng thí nghiệm trọng điểm thực hiện các hợp đồng khoa học và công nghệ không bằng nguồn dự toán ngân sách giao cho Phòng thí nghiệm trọng điểm thì phải trả chi phí sử dụng tài sản Phòng thí nghiệm trọng điểm.

Như vậy, theo quy định trên thì Tài sản Phòng thí nghiệm trọng điểm bao gồm: Tài sản được hình thành từ các nguồn đầu tư xây dựng Phòng thí nghiệm trọng điểm; Tài sản được mua sắm trong quá trình hoạt động của Phòng thí nghiệm trọng điểm; Tài sản được điều động từ các cơ quan, đơn vị khác cho Phòng thí nghiệm trọng điểm; Tài sản có nguồn gốc khác.

Người nào có thẩm quyền xây dựng mức chi phí sử dụng của phòng thí nghiệm trọng điểm?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 2 Thông tư liên tịch 211/2010/TTLT-BTC-BKHCN, có quy định như sau:

Quy định cụ thể
4. Nguyên tắc xác định chi phí sử dụng Phòng thí nghiệm trọng điểm.
a) Giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm xây dựng định mức chi phí sử dụng Phòng thí nghiệm trọng điểm, trình Thủ trưởng cơ quan chủ trì báo cáo cơ quan quản lý cấp trên phê duyệt.
b) Nguyên tắc xây dựng chi phí sử dụng Phòng thí nghiệm trọng điểm:
- Đối với các nội dung đã có định mức do các cơ quan có thẩm quyền xây dựng: mức chi phí tối đa bằng mức quy định hiện hành.
- Đối với các nội dung chưa có định mức do cơ quan có thẩm quyền xây dựng: khoản chi về nguyên, nhiên vật liệu, năng lượng, công lao động của các nhà khoa học, nhân viên kỹ thuật, nhà quản lý … được xây dựng theo nguyên tắc thu đủ bù đắp chi phí.
- Ngoài ra, được tính một phần chi phí hao mòn tài sản, nhằm đảm bảo một phần chi phí duy tu, bảo dưỡng tài sản; đồng thời khuyến khích được các nhà khoa học trong việc sử dụng tài sản của Phòng thí nghiệm trọng điểm.

Như vậy, theo quy định trên thì Giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm có thẩm quyền xây dựng định mức chi phí sử dụng Phòng thí nghiệm trọng điểm, trình Thủ trưởng cơ quan chủ trì báo cáo cơ quan quản lý cấp trên phê duyệt.

Phòng thí nghiệm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Phòng thí nghiệm thực hiện thí nghiệm, nghiên cứu khoa học
Pháp luật
Tổ chức có phòng thí nghiệm muốn đăng ký phòng thí nghiệm nghiên cứu sinh vật biến đổi gen thì phải nộp ở cơ quan nào?
Pháp luật
Lỗi phòng thí nghiệm y tế là gì? Quy trình xác định lỗi phòng thí nghiệm y tế được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Việc đánh giá mức độ tuân thủ Thực hành tốt phòng thí nghiệm của cơ sở thử nghiệm có bao nhiêu mức độ?
Pháp luật
Thời gian định kỳ đánh giá việc duy trình đáp ứng Thực hành tốt phòng thí nghiệm tại cơ sở thử nghiệm là bao nhiêu năm?
Pháp luật
Đoàn đánh giá việc đáp ứng Thực hành tốt phòng thí nghiệm có tối đa bao nhiêu thành viên là đại diện Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương?
Pháp luật
Cục Quản lý Dược tiến hành đánh giá đột xuất việc duy trì đáp ứng Thực hành tốt phòng thí nghiệm tại cơ sở thử nghiệm khi nào?
Pháp luật
Cán bộ Đoàn đánh giá việc đáp ứng Thực hành tốt phòng thí nghiệm phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Pháp luật
Quy trình đánh giá đối với cơ sở thử nghiệm có thay đổi về Thực hành tốt phòng thí nghiệm được thực hiện mấy bước?
Pháp luật
Đánh giá phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng để chứng nhận đủ điều kiện hoạt động là đánh giá những nội dung gì?
Pháp luật
Nguyên tắc thực hành tốt phòng thí nghiệm có được áp dụng đối với cơ sở thử nghiệm thuốc hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng thí nghiệm
970 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng thí nghiệm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng thí nghiệm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào