Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng là gì? Hồ sơ xin công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng?
Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng là gì?
Theo tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 297:2003 về phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng - Tiêu chuẩn công nhận do Bộ Xây dựng ban hành, thì phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng: Là đơn vị chức năng thực hiện việc kiểm tra, đánh giá các đặc trưng kỹ thuật của đất xây dựng, vật liệu, kết cấu, cấu kiện,...sử dụng trong công trình xây dựng bằng các thiết bị, máy móc chuyên dùng.
Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng là gì? (Hình từ Internet)
Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được công nhận cần đáp ứng yêu cầu gì?
Yêu cầu đối với phòng thí nghiệm được công nhận được quy định tại Mục 4 Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 297:2003 về phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng - Tiêu chuẩn công nhận do Bộ Xây dựng ban hành, cụ thể như sau:
(1) Phạm vi hoạt động: Phòng thí nghiệm được công nhận chỉ có quyền thực hiện những thí nghiệm ghi trong danh mục quyết định công nhận.
(2) Tổ chức và quản lý:
- Phòng thí nghiệm phải có quyết định thành lập của một tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền;
- Phòng thí nghiệm được công nhận phải có khả năng quản lý hoạt động của mình bằng máy vi tính.
(3) Đảm bảo chất lượng: Các phòng thí nghiệm được công nhận phải có đủ trang thiết bị, hiểu biết, tay nghề và trình độ quản lý, đảm hảo các số liệu và kết quả thí nghiệm đã công bố là chuẩn xác, sai số nằm trong phạm vi quy định của tiêu chuẩn tương ứng.
(4) Lực lượng cán bộ: Phòng thí nghiệm phải có: Trưởng phòng, các phó phòng (nếu có), một số công nhân, thí nghiệm viên cho mỗi lĩnh vực thí nghiệm và những cán bộ cần thiết khác.
(5) Diện tích mặt bằng: Phòng thí nghiệm phải có diện tích mặt bằng tối thiểu, đạt yêu cầu về điều kiện môi trường làm việc (không gây ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm).
Diện tích mặt bằng tối thiểu cho mỗi lĩnh vực thí nghiệm không dưới 15m2 . Nếu là phòng thí nghiệm tổng hợp, diện tích mặt bằng tối thiểu không dưới 30m2.
(6) Môi trường: Phòng thí nghiệm phải có môi trường thỏa mãn yêu cầu để làm thí nghiệm cho từng lĩnh vực. Đối với những chuyên ngành có yêu cầu thí nghiệm và lưu mẫu trong điều kiện tiêu chuẩn thì phải có phòng chuẩn.
(7) Quản lý chất lượng: Phòng thí nghiệm phải xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo yêu cầu của TCVN ISO 9001:2000; Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu.
(8) Trang thiết bị: Phòng thí nghiệm được công nhận phải đáp ứng các trang thiết bị được thống kê trong các phụ lục A-G hoặc tương đương và phải đạt độ chuẩn xác theo yêu cầu của mỗi phương pháp thử.
(9) Phòng chuẩn: Các lĩnh vực thí nghiệm chuyên ngành có yêu cầu phòng chuẩn được thể hiện trong phụ lục A-G.
(10) Công nhân, thí nghiệm viên:
- Phòng thí nghiệm chuyên ngành phải có ít nhất 2 công nhân, thí nghiệm viên của mỗi lĩnh vực được các cơ quan có chức năng đào tạo và cấp chứng chỉ.
- Công nhân, thí nghiệm viên phải được cấp chứng chỉ tại các cơ quan có chức năng đào tạo;
- Công nhân kỹ thuật thí nghiệm được đào tạo và xếp bậc thợ áp dụng theo Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân thí nghiệm ngành Xây dựng (TCXDVN 273: 2002).
(11) Cán bộ quản lý phòng thí nghiệm: Trưởng, phó phòng thí nghiệm, phải có trình độ đại học chuyên ngành xây dựng và được đào tạo về quản lý phòng thí nghiệm do các cơ quan có chức năng tổ chức.
(12) Tài liệu kỹ thuật: Phòng thí nghiệm phải có đủ tiêu chuẩn phương pháp thử hoặc tài liệu hướng dẫn thí nghiệm tương ứng. Có thể dùng TCVN, TCXDVN, tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn cơ sở (đã được đăng ký khi công nhận) hay các tiêu chuẩn tương ứng của nước ngoài.
(13) Quản lý mẫu thử: Phòng thí nghiệm phải thực hiện lưu giữ và bảo quản mẫu thử trước và sau khi thí nghiệm theo đúng, yêu cầu của mỗi phương pháp thử quy định.
(14) Độ chuẩn xác của kết quả thí nghiệm: Độ chuẩn xác của kết quả thí nghiệm phải thỏa mãn yêu cầu quy định đối với mỗi phương pháp thử tương ứng. Các thiết bị thí nghiệm phải qua kiểm định của cơ quan có thẩm quyền (có chứng chỉ ghi rõ thời hạn hiệu lực).
(15) Các tài liệu công bố của phòng thí nghiệm: phải đạt yêu cầu về độ chính xác và đầy đủ các thông tin mà phương pháp thử yêu cầu.
(16) Lưu giữ hồ sơ: Phòng thí nghiệm phải có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ kết quả thí nghiệm đã công bố trong thời hạn 5 năm. Trường hợp đặc biệt, chế độ lưu giữ hồ sơ do đơn vị quy định riêng.
Hồ sơ xin công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng gồm những gì?
Hồ sơ xin công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được quy định tại Mục 6 Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 297:2003 về phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng - Tiêu chuẩn công nhận do Bộ Xây dựng ban hành, bao gồm:
(1) Đơn đề nghị công nhận (theo phụ lục I);
(2) Báo cáo tình hình hoạt động của Phòng thí nghiệm (phụ lục K);
(3) Quyết định thành lập phòng thí nghiệm của cơ quan quản lý trực tiếp;
(4) Quyết định bổ nhiệm Trưởng phòng thí nghiệm;
(5) Bản sao giấy kiểm định hay hiệu chuẩn các thiết bị thí nghiệm và đo lường của cơ quan có thẩm quyền;
(6) Bản sao chứng chỉ đào tạo và tập huấn của cán bộ phụ trách, thí nghiệm viên hay công nhân kỹ thuật thí nghiệm do các cơ quan có chức năng đào tạo cấp:
(7) Sơ đồ mặt bằng phòng thí nghiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?