Phòng Thi hành án cấp quân khu thực hiện những chức năng gì? Có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Phòng Thi hành án cấp quân khu thực hiện những chức năng gì?
Theo điểm b khoản 2 Điều 1 Thông tư 50/2017/TT-BQP quy định như sau:
Vị trí, chức năng
...
2. Phòng Thi hành án quân khu và tương đương (sau đây gọi chung là Phòng Thi hành án cấp quân khu)
...
b) Chức năng: Tham mưu với Đảng ủy, Tư lệnh Quân khu và tương đương về thi hành án dân sự trên địa bàn; tổ chức hoạt động thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Phòng Thi hành án cấp quân khu có chức năng tham mưu với Đảng ủy, Tư lệnh Quân khu và tương đương về thi hành án dân sự trên địa bàn; tổ chức hoạt động thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật.
Phòng Thi hành án cấp quân khu thực hiện những chức năng gì? Có những nhiệm vụ và quyền hạn nào? (hình từ internet)
Phòng Thi hành án cấp quân khu có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo Điều 4 Thông tư 50/2017/TT-BQP quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Thi hành án cấp quân khu
1. Trực tiếp tổ chức thi hành bản án, quyết định thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
3. Lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự; phối hợp với cơ quan thi hành án hình sự trong Quân đội trong việc lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện và đặc xá cho người có nghĩa vụ thi hành án dân sự đang chấp hành hình phạt tù.
4. Giúp Tư lệnh quân khu và tương đương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn: Quản lý hoạt động thi hành án dân sự; chỉ đạo việc tổ chức phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc thi hành các vụ án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn quân khu và tương đương theo quy định của pháp luật.
5. Phối hợp với các cơ quan chức năng của quân khu và tương đương trong việc quản lý cán bộ, nhân viên, cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện hoạt động của Phòng Thi hành án cấp quân khu theo hướng dẫn, chỉ đạo của Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng.
6. Nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn công tác thi hành án dân sự; thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác tổ chức, hoạt động thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng; báo cáo Tòa án về kết quả thi hành bản án, quyết định khi có yêu cầu.
7. Xây dựng cơ quan vững mạnh toàn diện và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác được Tư lệnh quân khu và tương đương hoặc cấp có thẩm quyền giao.
Theo đó, Phòng Thi hành án cấp quân khu có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Trực tiếp tổ chức thi hành bản án, quyết định thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự; phối hợp với cơ quan thi hành án hình sự trong Quân đội trong việc lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện và đặc xá cho người có nghĩa vụ thi hành án dân sự đang chấp hành hình phạt tù.
- Giúp Tư lệnh quân khu và tương đương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn: Quản lý hoạt động thi hành án dân sự; chỉ đạo việc tổ chức phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc thi hành các vụ án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn quân khu và tương đương theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng của quân khu và tương đương trong việc quản lý cán bộ, nhân viên, cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện hoạt động của Phòng Thi hành án cấp quân khu theo hướng dẫn, chỉ đạo của Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng.
- Nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn công tác thi hành án dân sự; thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác tổ chức, hoạt động thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng; báo cáo Tòa án về kết quả thi hành bản án, quyết định khi có yêu cầu.
- Xây dựng cơ quan vững mạnh toàn diện và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác được Tư lệnh quân khu và tương đương hoặc cấp có thẩm quyền giao.
Phòng Thi hành án cấp quân khu với Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng có mối quan hệ như thế nào?
Theo khoản 4 Điều 5 Thông tư 50/2017/TT-BQP quy định như sau:
Mối quan hệ công tác của Phòng Thi hành án cấp quân khu
1. Với Đảng ủy, Tư lệnh quân khu và tương đương là quan hệ phục tùng lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy.
2. Với Tham mưu trưởng quân khu và tương đương là quan hệ phục tùng chỉ huy, chỉ đạo về hành chính quân sự.
3. Với Đảng ủy Bộ Tham mưu quân khu và tương đương là quan hệ phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo về công tác đảng, công tác chính trị.
4. Với Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng là quan hệ chịu sự quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ; thanh tra việc sử dụng ngân sách, thực hiện chế độ chính sách, bố trí sử dụng cán bộ, nhân viên thi hành án.
5. Với các cơ quan của quân khu và tương đương là quan hệ chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ và phối hợp, hiệp đồng để thực hiện các mặt công tác theo chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan liên quan.
6. Với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan là quan hệ phối hợp, hiệp đồng để thực hiện nhiệm vụ thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Phòng Thi hành án cấp quân khu với Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng là quan hệ chịu sự quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ; thanh tra việc sử dụng ngân sách, thực hiện chế độ chính sách, bố trí sử dụng cán bộ, nhân viên thi hành án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?
- Lời nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 cuối kì 1? Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 học kì 1?
- Tải mẫu mới nhất: Bảng tổng hợp dự toán gói thầu thi công xây dựng? Quy định về việc xác định và thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu?