Nhiệm kỳ của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được tính từ khi nào? Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ gì?
Nhiệm kỳ của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được tính từ khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 100 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có quy định về nhiệm kỳ của Thẩm phán Tòa án nhân dân như sau:
Nhiệm kỳ của Thẩm phán
1. Nhiệm kỳ của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được tính từ khi được bổ nhiệm đến khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác.
2. Thẩm phán Tòa án nhân dân được bổ nhiệm lần đầu có nhiệm kỳ là 05 năm kể từ ngày được bổ nhiệm. Thẩm phán Tòa án nhân dân được bổ nhiệm lại có nhiệm kỳ đến khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác.
3. Thẩm phán Tòa án nhân dân được điều động để làm nhiệm vụ khác trong hệ thống Tòa án, khi được phân công lại làm Thẩm phán Tòa án nhân dân thì không phải trải qua kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân và được xếp vào bậc tương ứng, trường hợp này nhiệm kỳ của Thẩm phán Tòa án nhân dân đến khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác.
4. Thẩm phán không đủ điều kiện để bổ nhiệm lại được bố trí công tác khác phù hợp; khi đáp ứng đủ điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân và có nguyện vọng thì phải trải qua kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân, trường hợp này nhiệm kỳ của Thẩm phán Tòa án nhân dân được tính là nhiệm kỳ đầu.
Như vậy, đối với nhiệm kỳ của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cáo sẽ được tính từ khi được bổ nhiệm đến khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác.
Nhiệm kỳ của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được tính từ khi nào? Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ gì? (Hình từ Internet)
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 93 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán Tòa án nhân dân như sau:
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 3 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024
Theo đó, Thẩm phán Tòa án nhân dân công tác tại Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
(1) Xem xét, quyết định việc thụ lý đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm theo sự phân công của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
(2) Đề xuất với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao việc giải quyết các văn bản yêu cầu, đề nghị, kiến nghị giám đốc thẩm, tái thẩm;
(3) Kiểm tra, thẩm định tài liệu, chứng cứ theo quy định của pháp luật;
(4) Xây dựng tờ trình, dự thảo kết luận việc thẩm tra hồ sơ, tài liệu, chứng cứ của vụ án, vụ việc mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và trình Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
(5) Đề xuất Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giải quyết khiếu nại trong hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật về tố tụng;
(6) Đề xuất Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác thi hành án tử hình, trong công tác đặc xá theo quy định của pháp luật;
(7) Đề xuất Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phát triển án lệ đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
(8) Đề xuất nội dung rút kinh nghiệm, nội dung bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong thực tiễn xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc;
(9) Thực hiện nhiệm vụ xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc tại Tòa án khác theo quy định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 47 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao
1. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao bao gồm:
a) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
b) Văn phòng;
c) Cục, vụ và tương đương;
d) Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng;
đ) Cơ quan báo chí.
2. Tòa án nhân dân tối cao có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán Tòa án nhân dân, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, công chức khác, viên chức và người lao động.
3. Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn đề nghị thành lập, tổ chức lại, giải thể các cơ quan, đơn vị quy định tại điểm c và điểm đ khoản 1 Điều này trên cơ sở đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Việc thành lập cơ sở đào tạo, bồi dưỡng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của luật.
Như vậy, pháp luật quy định về cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao bao gồm:
- Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
- Văn phòng;
- Cục, vụ và tương đương;
- Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng;
- Cơ quan báo chí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mùng 10 tháng Giêng cúng gì? Cúng Thần Tài mùng 10 tháng Giêng có phải là hoạt động tín ngưỡng?
- Mẫu kết quả đối chiếu tài liệu đấu thầu mới nhất theo Thông tư 22 thay thế Thông tư 06 đối với tất cả gói thầu?
- Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động xử lý hành chính thế nào? Có được tự do giao kết hợp đồng lao động?
- Đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trong trường hợp nào? Trình tự thực hiện ra sao?
- Mẫu biên bản phạt vi phạm hợp đồng mới nhất? Thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng được xác định thế nào?