Phòng Quản lý kiểm nghiệm và Nguy cơ an toàn thực phẩm thuộc cơ quan nào? Lãnh đạo Phòng gồm những ai?
Phòng Quản lý kiểm nghiệm và Nguy cơ an toàn thực phẩm thuộc cơ quan nào?
Phòng Quản lý kiểm nghiệm và Nguy cơ an toàn thực phẩm được quy định tại Điều 1 Quyết định 240/QĐ-QLCL năm 2014 như sau:
Vị trí và chức năng
Phòng Quản lý kiểm nghiệm và Nguy cơ an toàn thực phẩm là tổ chức thuộc Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản, có chức năng tham mưu giúp Cục trưởng quản lý công tác kiểm nghiệm chất lượng, an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là công tác kiểm nghiệm) và đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục.
Theo đó, Phòng Quản lý kiểm nghiệm và Nguy cơ an toàn thực phẩm là tổ chức thuộc Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản.
Phòng Quản lý kiểm nghiệm và Nguy cơ an toàn thực phẩm (Hình từ Internet)
Phòng Quản lý kiểm nghiệm và Nguy cơ an toàn thực phẩm có nhiệm vụ, quyền hạn gì trong việc quản lý hoạt động kiểm nghiệm, kiểm nghiệm kiểm chứng?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Quản lý kiểm nghiệm và Nguy cơ an toàn thực phẩm được quy định tại khoản 3 Điều 2 Quyết định 240/QĐ-QLCL năm 2014 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
3. Về quản lý hoạt động kiểm nghiệm, kiểm nghiệm kiểm chứng:
a) Tham gia xây dựng quy hoạch mạng lưới phòng kiểm nghiệm, phòng kiểm nghiệm kiểm chứng ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo phân công của Bộ;
b) Đề xuất, xây dựng các chương trình, dự án đầu tư thiết bị kiểm nghiệm và cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động kiểm nghiệm; tham gia thẩm định, giám sát việc thực hiện các chương trình, dự án đầu tư nâng cấp phòng kiểm nghiệm trong phạm vi quản lý của Cục;
c) Đề xuất, xây dựng kế hoạch và thẩm định các qui trình phân tích chuẩn áp
dụng trong toàn hệ thống nhằm đáp ứng các yêu cầu của Việt Nam, các tổ chức quốc tế, khu vực và các thị trường nhập khẩu;
d) Tổ chức đánh giá và thẩm định trình Cục trưởng chỉ định hoặc thu hồi quyết định chỉ định các phòng kiểm nghiệm; kiểm tra, giám sát các phòng kiểm nghiệm thuộc phạm vi quản lý của Cục;
đ) Hướng dẫn các Cơ quan Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản xây dựng kế hoạch và tổ chức đánh giá định kỳ, đánh giá đột xuất phòng kiểm nghiệm theo phân cấp của Cục;
e) Đề xuất xây dựng phòng kiểm nghiệm kiểm chứng về chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực quản lý của Cục; triển khai kiểm tra, đánh giá trình Cục trưởng báo cáo cơ quan có thẩm quyền chỉ định các phòng kiểm nghiệm kiểm chứng theo phân cấp của Bộ;
g) Thẩm định các phương pháp kiểm tra nhanh tại hiện trường phục vụ công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm nông lâm thủy sản. Thẩm định các định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm về kiểm nghiệm chất lượng nông lâm thủy sản thực phẩm và phi thực phẩm;
h) Hướng dẫn các phòng kiểm nghiệm tuân thủ công tác quản lý chất lượng phòng kiểm nghiệm; đề xuất kế hoạch, điều phối tham gia các chương trình kiểm nghiệm, xét nghiệm liên phòng trong nước, quốc tế;
i) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định và quy chuẩn kỹ thuật về đảm bảo chất lượng kết quả kiểm nghiệm, quản lý chất lượng phòng kiểm nghiệm thuộc phạm vi quản lý của Cục.
...
Theo đó, trong việc quản lý hoạt động kiểm nghiệm, kiểm nghiệm kiểm chứng, Phòng Quản lý kiểm nghiệm và Nguy cơ an toàn thực phẩm có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tham gia xây dựng quy hoạch mạng lưới phòng kiểm nghiệm, phòng kiểm nghiệm kiểm chứng ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo phân công của Bộ;
- Đề xuất, xây dựng các chương trình, dự án đầu tư thiết bị kiểm nghiệm và cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động kiểm nghiệm; tham gia thẩm định, giám sát việc thực hiện các chương trình, dự án đầu tư nâng cấp phòng kiểm nghiệm trong phạm vi quản lý của Cục;
- Đề xuất, xây dựng kế hoạch và thẩm định các qui trình phân tích chuẩn áp dụng trong toàn hệ thống nhằm đáp ứng các yêu cầu của Việt Nam, các tổ chức quốc tế, khu vực và các thị trường nhập khẩu;
- Tổ chức đánh giá và thẩm định trình Cục trưởng chỉ định hoặc thu hồi quyết định chỉ định các phòng kiểm nghiệm; kiểm tra, giám sát các phòng kiểm nghiệm thuộc phạm vi quản lý của Cục;
- Hướng dẫn các Cơ quan Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản xây dựng kế hoạch và tổ chức đánh giá định kỳ, đánh giá đột xuất phòng kiểm nghiệm theo phân cấp của Cục;
- Đề xuất xây dựng phòng kiểm nghiệm kiểm chứng về chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực quản lý của Cục; triển khai kiểm tra, đánh giá trình Cục trưởng báo cáo cơ quan có thẩm quyền chỉ định các phòng kiểm nghiệm kiểm chứng theo phân cấp của Bộ;
- Thẩm định các phương pháp kiểm tra nhanh tại hiện trường phục vụ công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm nông lâm thủy sản. Thẩm định các định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm về kiểm nghiệm chất lượng nông lâm thủy sản thực phẩm và phi thực phẩm;
- Hướng dẫn các phòng kiểm nghiệm tuân thủ công tác quản lý chất lượng phòng kiểm nghiệm; đề xuất kế hoạch, điều phối tham gia các chương trình kiểm nghiệm, xét nghiệm liên phòng trong nước, quốc tế;
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định và quy chuẩn kỹ thuật về đảm bảo chất lượng kết quả kiểm nghiệm, quản lý chất lượng phòng kiểm nghiệm thuộc phạm vi quản lý của Cục.
Lãnh đạo Phòng Quản lý kiểm nghiệm và Nguy cơ an toàn thực phẩm là ai?
Lãnh đạo Phòng Quản lý kiểm nghiệm và Nguy cơ an toàn thực phẩm được quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 240/QĐ-QLCL năm 2014 như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo Phòng
Lãnh đạo Phòng có Trưởng phòng và các Phó Trưởng phòng do Cục trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và quy định của pháp luật.
Trưởng phòng chỉ đạo, điều hành hoạt động của Phòng, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về hoạt động của Phòng.
Phó Trưởng phòng giúp việc Trưởng phòng theo dõi, chỉ đạo một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của Trưởng phòng và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về nhiệm vụ được phân công.
...
Theo đó, Phòng Quản lý kiểm nghiệm và Nguy cơ an toàn thực phẩm có có Trưởng phòng và các Phó Trưởng phòng do Cục trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Truyện 18+ là gì? Viết truyện 18+ có bị coi là vi phạm pháp luật? Nếu có thì có bị phạt tù không?
- Trách nhiệm cá nhân với hạn chế tập thể tại Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm ghi như thế nào? Căn cứ kiểm điểm đảng viên?
- Cần làm gì khi nghi người khác lấy cắp đồ mà không được khám xét người? Ai có thẩm quyền khám xét người?
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình trọn gói mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật có bắt buộc phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản không?