Phòng Quản lý đào tạo và bồi dưỡng Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Phòng Quản lý đào tạo và bồi dưỡng Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán có những chức năng gì?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Quản lý đào tạo và bồi dưỡng Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán là gì?
- Nhiệm vụ của Phòng Quản lý đào tạo và bồi dưỡng Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán do ai quy định?
Phòng Quản lý đào tạo và bồi dưỡng Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán có những chức năng gì?
Phòng Quản lý đào tạo và bồi dưỡng Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán (Hình từ Internet)
Theo điểm a khoản 2 Điều 1 Quyết định 76/QĐ-KTNN năm 2021 như sau:
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
.....
2. Phòng Quản lý đào tạo và bồi dưỡng
a) Chức năng
Phòng Quản lý đào tạo và bồi dưỡng có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Trường Đào tạo quản lý, tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, người lao động của Kiểm toán nhà nước do Trường Đào tạo thực hiện.
Như vậy, Phòng Quản lý đào tạo và bồi dưỡng có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Trường Đào tạo quản lý, tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, người lao động của Kiểm toán nhà nước do Trường Đào tạo thực hiện.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Quản lý đào tạo và bồi dưỡng Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán là gì?
Theo điểm b khoản 2 Điều 1 Quyết định 76/QĐ-KTNN năm 2021 quy định về Nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Quản lý đào tạo và bồi dưỡng Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán như sau:
- Tham mưu giúp Giám đốc Trường Đào tạo trong việc phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo dài hạn, trung hạn và hàng năm của Kiểm toán nhà nước.
- Lập dự toán kinh phí xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước và kinh phí tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng hàng năm theo kế hoạch được Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt.
- Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm của Kiểm toán nhà nước.
- Phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế và các đơn vị có liên quan tổ chức, quản lý, cấp chứng chỉ cho kiểm toán viên các nước.
- Quản lý chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước sau khi được Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt.
- Chủ trì thanh quyết toán kinh phí xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước và kinh phí tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng.
- Phối hợp với các khoa và bộ phận có liên quan xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước.
- Lập các báo cáo định kỳ, đột xuất và tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng theo chức năng của Trường Đào tạo.
- Quản lý và tổ chức các kỳ thi, kiểm tra các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo chức năng của Trường Đào tạo.
- Quản lý và lưu trữ hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng.
- Quản lý phôi chứng chỉ, chứng nhận và quản lý cấp chứng chỉ, chứng nhận cho các học viên đã hoàn thành khóa đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật và của Kiểm toán nhà nước.
- Phối hợp với Phòng Quản lý khoa học và hợp tác quốc tế tham gia nghiên cứu khoa học, tọa đàm khoa học, hội thảo khoa học do Trường Đào tạo tổ chức.
- Quản lý viên chức, người lao động thuộc phòng.
- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo sự phân công của Giám đốc Trường Đào tạo.
Nhiệm vụ của Phòng Quản lý đào tạo và bồi dưỡng Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán do ai quy định?
Căn cứ vào Điều 3 Quyết định 1378/QĐ-KTNN năm 2020 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán như sau:
Tổ chức
1. Tổ chức bộ máy của Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán gồm có:
a) Văn phòng;
b) Phòng Quản lý đào tạo và bồi dưỡng;
c) Phòng Quản lý khoa học và hợp tác quốc tế;
d) Phòng Thư viện và thông tin khoa học;
đ) Khoa Cơ sở;
e) Khoa Chuyên ngành;
g) Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm toán;
h) Trung tâm Nghiên cứu khoa học kiểm toán;
i) Trung tâm Tư vấn - dịch vụ;
k) Chi nhánh Cửa Lò;
l) Chi nhánh phía Nam.
Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm toán, Trung tâm Nghiên cứu khoa học kiểm toán, Trung tâm Tư vấn - Dịch vụ, Chi nhánh Cửa Lò, Chi nhánh phía Nam có con dấu riêng và tài khoản riêng.
2. Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán gồm có: Giám đốc, các Phó Giám đốc, Chánh Văn phòng, Trưởng phòng, Trưởng khoa, Giám đốc trung tâm, Tổng biên tập, Trưởng Chi nhánh, các Phó Chánh Văn phòng, các Phó trưởng phòng, các Phó trưởng khoa, các Phó Giám đốc trung tâm, các Phó Tổng biên tập, các Phó trưởng Chi nhánh, các viên chức và người lao động.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức công chức, viên chức lãnh đạo của Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán được thực hiện theo Quy định về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo quản lý của Kiểm toán nhà nước.
3. Nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị do Giám đốc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán quy định sau khi có ý kiến phê duyệt của Tổng Kiểm toán nhà nước.
4. Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị thuộc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Giám đốc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán.
Theo quy định trên thì nhiệm vụ Phòng Quản lý đào tạo và bồi dưỡng do Giám đốc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán quy định sau khi có ý kiến phê duyệt của Tổng Kiểm toán nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?
- Bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy? Tham khảo mẫu bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy?
- Phế liệu kim loại màu nhập khẩu là gì? Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng Phế liệu kim loại màu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo QCVN?
- Mẫu Điều lệ quỹ từ thiện mới nhất? Tải mẫu? Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện bao gồm những gì?