Khoa chuyên ngành Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán có trách nhiệm tham mưu giúp Giám đốc Trường trong các hoạt động nào?
- Khoa chuyên ngành Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán có trách nhiệm tham mưu giúp Giám đốc Trường trong các hoạt động nào?
- Nhiệm vụ và quyền hạn Khoa chuyên ngành Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán là gì?
- Cán bộ, công chức của Khoa chuyên ngành Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán do ai bổ nhiệm?
Khoa chuyên ngành Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán có trách nhiệm tham mưu giúp Giám đốc Trường trong các hoạt động nào?
Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán (Hình từ Internet)
Theo điểm a khoản 5 Điều 1 Quyết định 76/QĐ-KTNN năm 2021 như sau:
5. Khoa Chuyên ngành
a) Chức năng
Khoa Chuyên ngành có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Trường Đào tạo trong công tác đào tạo, bồi dưỡng các môn học kiến thức chuyên ngành gồm: hiểu biết về Kiểm toán nhà nước, tổ chức và hoạt động của Kiểm toán nhà nước; văn hóa ứng xử và đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên nhà nước; chuẩn mực, quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước; kỹ năng kiểm toán ngân sách, kiểm toán doanh nghiệp, kiểm toán đầu tư dự án, kiểm toán các tổ chức tài chính - ngân hàng; kiểm toán hoạt động,... và thực hiện đào tạo, bồi dưỡng theo phân công của Giám đốc Trường Đào tạo.
Khoa Chuyên ngành có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Trường Đào tạo trong công tác đào tạo, bồi dưỡng các môn học kiến thức chuyên ngành gồm:
Hiểu biết về Kiểm toán nhà nước,
Tổ chức và hoạt động của Kiểm toán nhà nước;
Văn hóa ứng xử và đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên nhà nước; chuẩn mực, quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước;
Kỹ năng kiểm toán ngân sách, kiểm toán doanh nghiệp, kiểm toán đầu tư dự án, kiểm toán các tổ chức tài chính - ngân hàng;
Kiểm toán hoạt động,... và thực hiện đào tạo, bồi dưỡng theo phân công của Giám đốc Trường Đào tạo.
Nhiệm vụ và quyền hạn Khoa chuyên ngành Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán là gì?
Theo điểm a khoản 5 Điều 1 Quyết định 76/QĐ-KTNN năm 2021 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn Khoa chuyên ngành Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán như sau:
- Thực hiện giảng dạy theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của Trường Đào tạo; phân công giảng viên giảng dạy, quản lý giảng viên về nội dung, thời gian, phương pháp, chất lượng giảng dạy.
- Chủ trì, phối hợp với Phòng Quản lý đào tạo và bồi dưỡng, các bộ phận có liên quan xây dựng chương trình chi tiết môn học, biên soạn tài liệu, giáo trình các môn học kiến thức chuyên ngành.
- Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, nghiên cứu, học tập đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học của Kiểm toán nhà nước và của Trường Đào tạo.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên thuộc Khoa.
- Thực hiện việc ra đề kiểm tra và đề thi, chấm thi theo quy chế đào tạo của Kiểm toán nhà nước và của Trường Đào tạo.
- Tham mưu giúp Giám đốc Trường Đào tạo trong việc hỗ trợ các đơn vị trực thuộc xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ; bồi dưỡng giảng viên và các hoạt động khác liên quan đến công tác tự đào tạo, bồi dưỡng tại đơn vị.
- Đề xuất xây dựng, chỉnh sửa, bổ sung, mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với điều kiện thực tiễn.
- Tham mưu giúp Giám đốc Trường Đào tạo quản lý đội ngũ giảng viên thỉnh giảng theo sự phân công của Giám đốc Trường Đào tạo.
- Quản lý các tư liệu, tài liệu chuyên ngành, tài sản mà Trường Đào tạo giao cho Khoa quản lý.
- Quản lý viên chức và người lao động thuộc Khoa.
- Phối hợp với các phòng, khoa, trung tâm, chi nhánh, bộ phận trực thuộc Trường để thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc Trường Đào tạo.
Cán bộ, công chức của Khoa chuyên ngành Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán do ai bổ nhiệm?
Căn cứ Điều 3 Quyết định 1378/QĐ-KTNN năm 2020 quy định về tổ chức của Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán như sau:
Tổ chức
1. Tổ chức bộ máy của Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán gồm có:
a) Văn phòng;
b) Phòng Quản lý đào tạo và bồi dưỡng;
c) Phòng Quản lý khoa học và hợp tác quốc tế;
d) Phòng Thư viện và thông tin khoa học;
đ) Khoa Cơ sở;
e) Khoa Chuyên ngành;
g) Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm toán;
h) Trung tâm Nghiên cứu khoa học kiểm toán;
i) Trung tâm Tư vấn - dịch vụ;
k) Chi nhánh Cửa Lò;
l) Chi nhánh phía Nam.
Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm toán, Trung tâm Nghiên cứu khoa học kiểm toán, Trung tâm Tư vấn - Dịch vụ, Chi nhánh Cửa Lò, Chi nhánh phía Nam có con dấu riêng và tài khoản riêng.
2. Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán gồm có: Giám đốc, các Phó Giám đốc, Chánh Văn phòng, Trưởng phòng, Trưởng khoa, Giám đốc trung tâm, Tổng biên tập, Trưởng Chi nhánh, các Phó Chánh Văn phòng, các Phó trưởng phòng, các Phó trưởng khoa, các Phó Giám đốc trung tâm, các Phó Tổng biên tập, các Phó trưởng Chi nhánh, các viên chức và người lao động.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức công chức, viên chức lãnh đạo của Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán được thực hiện theo Quy định về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo quản lý của Kiểm toán nhà nước.
3. Nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị do Giám đốc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán quy định sau khi có ý kiến phê duyệt của Tổng Kiểm toán nhà nước.
4. Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị thuộc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Giám đốc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán.
Theo đó, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức công chức, viên chức lãnh đạo của Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán được thực hiện theo Quy định về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo quản lý của Kiểm toán nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hóa đơn giá trị gia tăng dành cho các đối tượng nào? Không lập hóa đơn giá trị gia tăng khi bán hàng có phải là hành vi trốn thuế?
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân là gì? Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu?
- Tổ chức chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất theo phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ gồm những gì?