Phòng ngừa sự cố y khoa theo những nguyên tắc nào? Cách phân loại sự cố y khoa theo mức độ tổn thương năm 2022?
- Sự cố y khoa là gì? Thế nào là tình huống có nguy cơ gây ra sự cố y khoa?
- Phòng ngừa sự cố y khoa phải đảm bảo những nguyên tắc như thế nào?
- Nhân viên y tế có trách nhiệm gì khi phát hiện sự cố y khoa?
- Trách nhiệm của nhân viên y tế và cơ sở khám chữa bệnh trong phòng ngừa sự cố y khoa?
- Sự cố y khoa được phân biệt theo mức độ tổn thương như thế nào?
Sự cố y khoa là gì? Thế nào là tình huống có nguy cơ gây ra sự cố y khoa?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 2 Thông tư 43/2018/TT-BYT đã đưa ra khái niệm về sự cố y khoa như sau:
“Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Sự cố y khoa (Adverse Event) là các tình huống không mong muốn xảy ra trong quá trình chẩn đoán, chăm sóc và điều trị do các yếu tố khách quan, chủ quan mà không phải do diễn biến bệnh lý hoặc cơ địa người bệnh, tác động sức khỏe, tính mạng của người bệnh.”
Theo đó, sự cố y khoa là các tình huống không mong muốn xảy ra trong quá trình chẩn đoán, chăm sóc và điều trị không phải do bệnh lý hoặc cợ địa người bệnh, tác động sức khỏe, tính mạng của người bệnh.
Phòng ngừa sự cố y khoa theo những nguyên tắc nào? Cách phân loại sự cố y khoa theo mức độ tổn thương năm 2022?
Tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 43/2018/TT-BYT quy định về tình huống có nguy cơ gây ra sự cố y khoa như sau:
“Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
…
2. Tình huống có nguy cơ gây ra sự cố (near-miss) là tình huống đã xảy ra nhưng chưa gây hậu quả hoặc gần như xảy ra nhưng được phát hiện và ngăn chặn kịp thời, chưa gây tổn thương đến sức khỏe của người bệnh.”
Theo đó, tình huống có nguy cơ gây ra sự cố y khoa là những tình huống đã xảy ra hoặc gần như xảy ra nhưng chưa gây ra những tổn thương đến người bệnh.
Phòng ngừa sự cố y khoa phải đảm bảo những nguyên tắc như thế nào?
Căn cứ vào Điều 3 Thông tư 43/2018/TT-BYT quy định như sau:
“Điều 3. Nguyên tắc phòng ngừa sự cố y khoa
1. Việc phòng ngừa sự cố y khoa trên cơ sở nhận diện, báo cáo, phân tích tìm nguyên nhân, đưa ra các khuyến cáo phòng ngừa, tránh tái diễn sự cố y khoa để nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, an toàn cho người bệnh và không nhằm mục đích khác.
2. Việc phòng ngừa sự cố y khoa được khuyến khích, động viên và được bảo vệ.
3. Hồ sơ phòng ngừa sự cố y khoa được quản lý theo quy chế bảo mật thông tin.
4. Việc phòng ngừa sự cố y khoa là trách nhiệm của lãnh đạo và nhân viên y tế làm việc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.”
Như vậy, việc phòng ngừa sự cố y khoa cần phải đảm bảo theo các nguyên tắc được liệt kê theo quy định nêu trên.
Nhân viên y tế có trách nhiệm gì khi phát hiện sự cố y khoa?
Căn cứ vào Điều 4 Thông tư 43/2018/TT-BYT quy định như sau:
“Điều 4. Nhận diện sự cố y khoa
Khi phát hiện sự cố y khoa, nhân viên y tế có trách nhiệm nhận diện và phân biệt sự cố y khoa theo các trường hợp mô tả, diễn biến tình huống, mức độ tổn thương quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.”
Như vậy, khi phát hiện sự cố y khoa thì nhân viên y tế phải nhận diện và phân biệt sự cố y khoa theo mô tả, diễn biến tình huống, mức độ tổn thương được quy định theo pháp luật.
Trách nhiệm của nhân viên y tế và cơ sở khám chữa bệnh trong phòng ngừa sự cố y khoa?
Căn cứ vào Điều 12 Thông tư 43/2018/TT-BYT quy định như sau:
“Điều 12. Trách nhiệm của nhân viên y tế và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Nhận thức được sự cần thiết của phòng ngừa, tránh tái diễn sự cố y khoa.
2. Thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Thông tư này.
3. Giữ bí mật, ẩn danh tính của cá nhân hay của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh báo cáo sự cố y khoa. Phân công Bộ phận tiếp nhận và quản lý sự cố y khoa là đơn vị đầu mối có quyền tra cứu và công bố thông tin về báo cáo sự cố y khoa.
4. Xây dựng các quy định, quy trình, hướng dẫn, khuyến khích tự nguyện báo cáo sự cố y khoa.
5. Hướng dẫn, quản lý báo cáo sự cố y khoa, ban hành cơ chế khuyến khích báo cáo tự nguyện và chế tài xử lý đối với các sự cố y khoa thuộc danh mục bắt buộc mà không được báo cáo.
6. Tổng hợp, phân tích, báo cáo số liệu kết quả xử lý sự cố y khoa trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và đưa ra khuyến cáo phòng ngừa.”
Theo đó, nhân viên y tế và cơ sở khám chữa bệnh sẽ có trách nhiệm theo quy định trên trong việc phòng ngừa sự cố y khoa.
Sự cố y khoa được phân biệt theo mức độ tổn thương như thế nào?
Căn cứ vào Phục lục I ban hành kèm theo Thông tư 43/2018/TT-BYT đã quy định về việc phân loại sự cố y khoa theo mức độ tổn thương như sau:
Như vậy, việc phân loại sự cố y khoa theo mức độ tổn thương được thực hiện theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục hồ sơ hoàn công công trình xây dựng theo Nghị định 06 gồm những gì? Thời hạn lưu trữ hồ sơ?
- Cục cảnh sát giao thông có tiếp nhận vụ tai nạn giao thông do Cảnh sát giao thông xác minh, điều tra, giải quyết không?
- Dự toán và phương pháp xác định chi phí dịch vụ sự nghiệp công chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị theo Thông tư 12/2024 thế nào?
- 03 trường hợp phải thành lập Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở? Hội đồng an toàn vệ sinh lao động có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Chủ chương trình và Ban quản lý chương trình dự án đầu tư công có trách nhiệm giám sát đầu tư của cộng đồng như thế nào?