Phòng Nghiệp vụ Dự toán Pháp chế thuộc Cục Thuế thực hiện chức năng gì và có những nhiệm vụ nào?
Phòng Nghiệp vụ Dự toán Pháp chế thuộc Cục Thuế thực hiện chức năng gì?
Chức năng của Phòng Nghiệp vụ Dự toán Pháp chế thuộc Cục Thuế được quy định tại Mục 5 Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Phòng và Văn phòng thuộc Cục Thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 211/QĐ-TCT năm 2019 như sau:
Phòng Nghiệp vụ - Dự toán - Pháp chế
Giúp Cục trưởng Cục Thuế trong việc chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách pháp luật thuế; xây dựng và tổ chức thực hiện dự toán thu Ngân sách Nhà nước được giao hàng năm; thực hiện công tác pháp chế về thuế thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý.
...
Theo đó, Phòng Nghiệp vụ Dự toán Pháp chế giúp Cục trưởng Cục Thuế trong các công tác sau:
- Chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách pháp luật thuế;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện dự toán thu Ngân sách Nhà nước được giao hàng năm;
- Thực hiện công tác pháp chế về thuế thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý.
Phòng Nghiệp vụ Dự toán Pháp chế thuộc Cục Thuế (hình từ internet)
Phòng Nghiệp vụ Dự toán Pháp chế thuộc Cục Thuế thực hiện những nhiệm vụ gì?
Nhiệm vụ của Phòng Nghiệp vụ Dự toán Pháp chế thuộc Cục Thuế được quy định tại Mục 5 Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Phòng và Văn phòng thuộc Cục Thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 211/QĐ-TCT năm 2019 như sau:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác nghiệp vụ, dự toán và pháp chế;
- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các phòng thực hiện dự toán thu, các Chi cục Thuế thực hiện phân tích, đánh giá, triển khai thực hiện dự toán thu thuế, tổng hợp xây dựng dự toán thu thuế trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Chủ trì, phối hợp với các phòng chức năng xây dựng dự toán trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tham mưu cho lãnh đạo Cục Thuế phân bổ dự toán thu Ngân sách Nhà nước đã phê duyệt cho các đơn vị;
- Đề xuất các giải pháp và tổ chức chỉ đạo thực hiện các giải pháp đảm bảo hoàn thành vượt mức dự toán thu thuế trên địa bàn; theo dõi, tổng hợp, phân tích, đánh giá tiến độ thực hiện dự toán thu thuế; phối hợp với các cấp, các ngành có liên quan triển khai các biện pháp quản lý thu thuế trên địa bàn tỉnh, thành phố;
- Hướng dẫn, hỗ trợ các bộ phận trong cơ quan thuế thực thi các văn bản pháp luật về thuế và giải quyết các vấn đề về thuế đảm bảo đúng quy định của pháp luật, của ngành;
- Thẩm định, giám sát các hồ sơ hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế do các Phòng xử lý và Chi cục Thuế chuyển đến trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
- Đề xuất với Cục trưởng biện pháp xử lý về những vướng mắc trong quá trình thực hiện dự toán của các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục Thuế;
- Đề xuất hoặc phối hợp với các phòng chức năng đề xuất với cơ quan có thẩm quyền giải quyết những vướng mắc về chính sách, pháp luật thuế chưa phù hợp trong quá trình thực thi pháp luật thuế của người nộp thuế;
- Thẩm định các hồ sơ, dự thảo các văn bản hành chính về thuế theo quy định tại Quy chế cấp ý kiến pháp lý trình Cục trưởng ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành;
- Tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ các phòng, các Chi cục Thuế trả lời các vấn đề liên quan đến chính sách thuế đối với các trường hợp phức tạp; tham gia ý kiến đối với các văn bản trả lời do các Phòng, Chi cục Thuế soạn thảo có vấn đề vướng mắc về chính sách thuế;
- Nghiên cứu, hướng dẫn, đề xuất việc giải quyết các tranh chấp, tố tụng về thuế theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện công tác bồi thường nhà nước trong lĩnh vực thuế;
- Rà soát các văn bản trả lời, hướng dẫn về thuế do các phòng chức năng của Cục Thuế; đề xuất biện pháp và trình Lãnh đạo Cục Thuế xử lý đối với các văn bản ban hành chưa phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và văn bản hướng dẫn của Tổng cục Thuế;
- Kiểm tra, đánh giá, tổng kết tình hình thực hiện công tác pháp chế, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác pháp chế của Cục Thuế;
- Phân tích, đánh giá toàn diện kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác thuế của Cục Thuế, chuyển Văn phòng Cục Thuế để tổng hợp.
- Chủ trì, phối hợp các Phòng có liên quan cung cấp số liệu, tài liệu cho Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra tại Cục Thuế;
- Cung cấp thông tin, số liệu tổng hợp về kết quả thu thuế cho các cơ quan, ban ngành liên quan và Ủy ban Nhân dân tỉnh (thành phố); tham gia với các ngành, các cấp về chủ trương biện pháp khuyến khích phát triển kinh tế địa phương, chống buôn lậu, chống kinh doanh trái phép...;
- Biên soạn tài liệu và tham gia đào tạo công chức thuế thuộc lĩnh vực được giao;
- Thực hiện việc bảo quản và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu và các văn bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của phòng theo quy định;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao.
Ai có quyền quy định chức năng và nhiệm vụ của Phòng Nghiệp vụ Dự toán Pháp chế thuộc Cục Thuế?
Theo khoản 2 Điều 3 Quyết định 1836/QĐ-BTC năm 2018 quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức
...
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế căn cứ vào tiêu chí về quy mô, đối tượng quản lý và tình hình thực tế tại địa phương báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cơ cấu tổ chức đối với từng Cục Thuế tỉnh, thành phố và chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức của Chi cục Thuế quận, huyện, thị xã, thành phố; Chi cục Thuế khu vực.
Trên cơ sở cơ cấu tổ chức của các Cục Thuế đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Phòng thuộc Cục Thuế tỉnh, thành phố.
Theo đó, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Nghiệp vụ Dự toán Pháp chế thuộc Cục Thuế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân là gì? Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu?
- Tổ chức chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất theo phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ gồm những gì?
- Nội dung kiểm tra hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất gồm những gì?