Phòng Kiểm toán doanh nghiệp thuộc Kiểm toán nhà nước khu vực 4 có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Phòng Kiểm toán doanh nghiệp thuộc Kiểm toán nhà nước khu vực 4 thực hiện chức năng gì?
Chức năng của Phòng Kiểm toán doanh nghiệp thuộc Kiểm toán nhà nước khu vực 4 được quy định tại điểm a khoản 5 Điều 1 Quyết định 73/QĐ-KTNN năm 2021 như sau:
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
...
5. Phòng Kiểm toán doanh nghiệp
a) Chức năng
Phòng Kiểm toán doanh nghiệp có chức năng giúp Kiểm toán trưởng tổ chức thực hiện đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các hoạt động có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của các doanh nghiệp trên địa bàn kiểm toán của đơn vị theo sự phân công của Kiểm toán trưởng.
...
Theo đó, Phòng Kiểm toán doanh nghiệp có chức năng giúp Kiểm toán trưởng tổ chức thực hiện đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các hoạt động có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của các doanh nghiệp trên địa bàn kiểm toán của đơn vị theo sự phân công của Kiểm toán trưởng.
Phòng Kiểm toán doanh nghiệp thuộc Kiểm toán nhà nước khu vực 4 (Hình từ Internet)
Phòng Kiểm toán doanh nghiệp thuộc Kiểm toán nhà nước khu vực 4 có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Kiểm toán doanh nghiệp được quy định tại điểm b khoản 5 Điều 1 Quyết định 73/QĐ-KTNN năm 2021 như sau:
- Tổ chức theo dõi, cập nhật thông tin về việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các hoạt động có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của các doanh nghiệp được Kiểm toán trưởng phân công phục vụ cho công tác kiểm toán.
- Phối hợp với Phòng Tổng hợp xây dựng kế hoạch kiểm toán hàng năm, trung hạn, dài hạn, kế hoạch kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của đơn vị; tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán, kế hoạch kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của đơn vị theo sự phân công của Kiểm toán trưởng.
- Theo dõi, khảo sát, thu thập thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ cho công tác lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán theo sự phân công của Kiểm toán trưởng. Phối hợp với Phòng Tổng hợp cập nhật và thiết lập hệ cơ sở dữ liệu lập kế hoạch kiểm toán.
- Theo dõi tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán, đôn đốc và tham mưu cho Kiểm toán trưởng các biện pháp để đôn đốc các đơn vị được kiểm toán thuộc phạm vi quản lý thực hiện nghiêm túc kết luận, kiến nghị kiểm toán.
- Phối hợp với Phòng Tổng hợp trả lời các kiến nghị, khiếu nại của đơn vị được kiểm toán, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán theo phân công của Kiểm toán trưởng.
- Phối hợp với Phòng Tổng hợp tham gia với các Vụ chức năng trong việc xây dựng chuẩn mực, quy trình, phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ Kiểm toán nhà nước.
- Phối hợp với Văn phòng và Phòng Tổng hợp xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn của đơn vị và tổ chức thực hiện.
- Giữ bí mật tài liệu, số liệu kế toán và thông tin về hoạt động của đơn vị được kiểm toán theo quy định của pháp luật và của Tổng Kiểm toán nhà nước.
- Quản lý công chức và người lao động thuộc phòng.
Nhiệm vụ của Phòng Kiểm toán doanh nghiệp thuộc Kiểm toán nhà nước khu vực 4 do ai quyết định?
Cơ cấu tổ chức của Kiểm toán nhà nước khu vực 4 được quy định tại khoản 3 Điều 3 Quyết định 1353/QĐ-KTNN năm 2020 như sau:
Tổ chức
1. Tổ chức bộ máy của Kiểm toán nhà nước khu vực IV gồm có:
a) Văn phòng;
b) Phòng Tổng hợp;
c) Phòng Kiểm toán ngân sách 1;
d) Phòng Kiểm toán ngân sách 2;
đ) Phòng Kiểm toán ngân sách 3;
e) Phòng Kiểm toán doanh nghiệp;
g) Phòng Kiểm toán đầu tư - dự án;
h) Phòng Kiểm toán hoạt động.
2. Kiểm toán nhà nước khu vực IV gồm có: Kiểm toán trưởng, các Phó Kiểm toán trưởng, Chánh Văn phòng, Trưởng phòng, các Phó Chánh Văn phòng, các Phó trưởng phòng, các công chức và người lao động.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức công chức lãnh đạo của Kiểm toán nhà nước khu vực IV được thực hiện theo Quy định về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo của Kiểm toán nhà nước
3. Nhiệm vụ cụ thể của từng phòng do Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước khu vực IV quy định sau khi có ý kiến phê duyệt của Tổng Kiểm toán nhà nước.
4. Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị cấp phòng thuộc Kiểm toán nhà nước khu vực IV do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước khu vực IV.
Theo đó, nhiệm vụ cụ thể của Phòng Kiểm toán doanh nghiệp do Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước khu vực 4 quy định sau khi có ý kiến phê duyệt của Tổng Kiểm toán nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?