Phòng học bộ môn Âm nhạc ở cấp tiểu học có hệ thống chiếu sáng, cách âm và điều hòa không khí được quy định như thế nào?
- Hệ thống thông gió và điều hòa không khí trong phòng học bộ môn Âm nhạc ở cấp tiểu học được quy định như thế nào?
- Hệ thống chiếu sáng và cách âm phòng học bộ môn Âm nhạc ở cấp tiểu học được quy định như thế nào?
- Trường hợp trường tiểu học không có phòng học bộ môn Âm nhạc thì thiết bị dạy học xử lý như thế nào?
Hệ thống thông gió và điều hòa không khí trong phòng học bộ môn Âm nhạc ở cấp tiểu học được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 13 Quy định Ban hành kèm theo Thông tư 14/2020/TT-BGDĐT quy định về hệ thống thông gió, điều hòa không khí như sau:
Hệ thống thông gió, điều hòa không khí
1. Phòng học bộ môn được bố trí hệ thống thông gió tự nhiên và nhân tạo. Ngoài ra, phòng học bộ môn Khoa học tự nhiên, Vật lí, Hóa học, Sinh học được lắp đặt các thiết bị như tủ sấy; tủ hút; hệ thống thoát khí thải, mùi và hơi độc.
2. Căn cứ điều kiện của cơ sở giáo dục phổ thông để trang bị máy điều hòa không khí cho phòng học bộ môn.
Theo đó, phòng học bộ môn Âm nhạc được bố trí hệ thống thông gió tự nhiên và nhân tạo. Căn cứ điều kiện của trường tiểu học để trang bị máy điều hòa không khí cho phòng học bộ môn.
Phòng học bộ môn Âm nhạc ở cấp tiểu học (Hình từ Internet)
Hệ thống chiếu sáng và cách âm phòng học bộ môn Âm nhạc ở cấp tiểu học được quy định như thế nào?
Phòng học bộ môn là phòng học đặc thù được trang bị, lắp đặt các thiết bị dạy học chuyên dùng để tổ chức dạy học một hoặc một số môn học theo yêu cầu chương trình giáo dục theo khoản 1 Điều 2 Quy định phòng học bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông (sau đây gọi là Quy định) Ban hành kèm theo Thông tư 14/2020/TT-BGDĐT giải thích.
Căn cứ theo Điều 12 Quy định Ban hành kèm theo Thông tư 14/2020/TT-BGDĐT quy định về hệ thống chiếu sáng, cách âm, kỹ thuật điện như sau:
Hệ thống chiếu sáng, cách âm, kỹ thuật điện
1. Chiếu sáng tự nhiên trong phòng học bộ môn phải tuân theo quy định về tiêu chuẩn chiếu sáng hiện hành. Các cửa phòng vừa phải đáp ứng yêu cầu chiếu sáng tự nhiên, thông gió thoáng khí cho phòng, vừa phải che chắn được gió lạnh, mưa hắt, nắng chiếu xuyên phòng, đồng thời bảo đảm thuận tiện, an toàn trong sử dụng, dễ làm sạch.
2. Chiếu sáng nhân tạo trong phòng học bộ môn
a) Hệ thống chiếu sáng nhân tạo trong phòng học bộ môn tuân thủ các yêu cầu quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chiếu sáng - Mức cho phép chiếu sáng nơi làm việc;
b) Áp dụng hệ thống chiếu sáng hỗn hợp trong phòng học bộ môn (chiếu sáng đồng đều và chiếu sáng cục bộ). Mật độ công suất chiếu sáng bảo đảm tương ứng với chức năng từng loại phòng học bộ môn theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chiếu sáng - Mức cho phép chiếu sáng nơi làm việc.
3. Phòng học bộ môn Âm nhạc được thiết kế cách âm để tránh tiếng ồn với khu vực xung quanh.
....
Theo đó, chiếu sáng tự nhiên trong phòng học bộ môn Âm nhạc phải tuân theo quy định về tiêu chuẩn chiếu sáng hiện hành. Các cửa phòng vừa phải đáp ứng yêu cầu chiếu sáng tự nhiên, thông gió thoáng khí cho phòng, vừa phải che chắn được gió lạnh, mưa hắt, nắng chiếu xuyên phòng, đồng thời bảo đảm thuận tiện, an toàn trong sử dụng, dễ làm sạch.
Chiếu sáng nhân tạo trong phòng học bộ môn Âm nhạc được quy định như sau:
- Hệ thống chiếu sáng nhân tạo trong phòng học bộ môn tuân thủ các yêu cầu quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chiếu sáng - Mức cho phép chiếu sáng nơi làm việc;
- Áp dụng hệ thống chiếu sáng hỗn hợp trong phòng học bộ môn (chiếu sáng đồng đều và chiếu sáng cục bộ). Mật độ công suất chiếu sáng bảo đảm tương ứng với chức năng từng loại phòng học bộ môn theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chiếu sáng - Mức cho phép chiếu sáng nơi làm việc.
Phòng học bộ môn Âm nhạc được thiết kế cách âm để tránh tiếng ồn với khu vực xung quanh.
Trường hợp trường tiểu học không có phòng học bộ môn Âm nhạc thì thiết bị dạy học xử lý như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Quy định Ban hành kèm theo Thông tư 14/2020/TT-BGDĐT quy định về phòng thiết bị giáo dục như sau:
Phòng thiết bị giáo dục
1. Cơ sở giáo dục phổ thông có tối thiểu 01 phòng thiết bị giáo dục để cất giữ, bảo quản và chuẩn bị thiết bị dạy học cho các môn học không có phòng học bộ môn.
2. Thiết bị dạy học trong phòng thiết bị giáo dục được bố trí, sắp xếp riêng biệt theo từng môn học, khối lớp.
3. Diện tích làm việc tối thiểu phòng thiết bị giáo dục không nhỏ hơn 48m2.
Phòng thiết bị giáo dục là phòng để cất giữ, bảo quản, chuẩn bị thiết bị dạy học cho các môn học không có phòng học bộ môn và các thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục khác theo khoản 3 Điều 2 Quy định Ban hành kèm theo Thông tư 14/2020/TT-BGDĐT giải thích.
Theo đó, nếu trường tiểu học không có phòng học bộ môn Âm nhạc thì có tối thiểu 01 phòng thiết bị giáo dục để cất giữ, bảo quản và chuẩn bị thiết bị dạy học môn Âm nhạc không có phòng học bộ môn.
Thiết bị dạy học trong phòng thiết bị giáo dục được bố trí, sắp xếp riêng biệt theo từng môn học, khối lớp và diện tích làm việc tối thiểu phòng thiết bị giáo dục không nhỏ hơn 48m2.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?