Phòng Giám sát Thẩm phán có nằm trong bộ máy của Ban thanh tra thuộc Tòa án nhân dân tối cao không?
- Phòng Giám sát Thẩm phán có nằm trong bộ máy của Ban thanh tra thuộc Tòa án nhân dân tối cao không?
- Ban thanh tra có quyền kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật và của Tòa án nhân dân về sử dụng ngân sách không?
- Tòa án nhân dân tối cao có phải đào tạo bồi dưỡng Thẩm phán tòa án nhân dân không?
Phòng Giám sát Thẩm phán có nằm trong bộ máy của Ban thanh tra thuộc Tòa án nhân dân tối cao không?
Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 8 Quyết định 918/2015/QĐ-TANDTC quy định như sau:
Ban Thanh tra
1. Cơ cấu tổ chức, bộ máy:
Ban Thanh tra có Trưởng ban, các Phó Trưởng ban, các Trưởng phòng, các Phó Trưởng phòng, các công chức và nhân viên khác. Cơ cấu tổ chức, bộ máy của Ban Thanh tra có các đơn vị chức năng sau đây:
a) Phòng Tổng hợp;
b) Phòng Thanh tra tài chính và công sản;
c) Phòng Giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp dân;
d) Phòng Giám sát Thẩm phán.
...
Như vậy, Phòng Giám sát Thẩm phán nằm trong bộ máy của Ban Thanh tra thuộc Tòa án nhân dân tối cao.
Phòng Giám sát Thẩm phán có nằm trong bộ máy của Ban thanh tra thuộc Tòa án nhân dân tối cao không? (Hình từ Internet)
Ban thanh tra có quyền kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật và của Tòa án nhân dân về sử dụng ngân sách không?
Căn cứ theo điểm đ khoản 2 Điều 8 Quyết định 918/2015/QĐ-TANDTC quy định như sau:
Ban Thanh tra
...
2. Nhiệm vụ và quyền hạn:
a) Xây dựng, trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, chương trình công tác thanh tra, kiểm tra và phòng, chống tham nhũng trong các Tòa án nhân dân theo từng thời kỳ, giai đoạn và hàng năm bảo đảm đáp ứng yêu cầu hoạt động Tòa án.
b) Giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tổ chức công tác tiếp công dân, tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao do công dân hoặc đại diện cơ quan, tổ chức đến nộp trực tiếp tại trụ sở tiếp công dân của Tòa án nhân dân tối cao; phối hợp với Vụ Tổ chức - Cán bộ và các đơn vị liên quan giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến phẩm chất đạo đức, tác phong, lối sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các Tòa án nhân dân.
c) Thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức, viên chức Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật.
d) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn, kiểm tra, xác minh và đôn đốc, tổng hợp, báo cáo việc thực hiện kê khai tài sản, thu nhập đối với các chức danh cán bộ, công chức của các Tòa án nhân dân theo quy định.
đ) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật và của Tòa án nhân dân về sử dụng ngân sách; xây dựng cơ bản; mua sắm, quản lý, sử dụng công sản; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các Tòa án nhân dân.
e) Giúp Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia thực hiện giám sát Thẩm phán theo Quy chế hoạt động của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia.
g) Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu khoa học về công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
h) Thực hiện các báo cáo định kỳ, đột xuất và các báo cáo khác theo yêu cầu của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc cơ quan có thẩm quyền về các lĩnh vực theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
i) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Như vậy, Ban thanh tra thuộc Tòa án nhân dân tối cao sẽ có nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật và của Tòa án nhân dân về sử dụng ngân sách.
Ngoài ra, Ban thanh tra thuộc Tòa án nhân dân tối cao còn có nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật và của Tòa án nhân dân về việc xây dựng cơ bản; mua sắm, quản lý, sử dụng công sản; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các Tòa án.
Tòa án nhân dân tối cao có phải đào tạo bồi dưỡng Thẩm phán tòa án nhân dân không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 20 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân tối cao
1. Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của các Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.
2. Giám đốc việc xét xử của các Tòa án khác, trừ trường hợp do luật định.
3. Tổng kết thực tiễn xét xử của các Tòa án, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.
4. Đào tạo; bồi dưỡng Thẩm phán, Hội thẩm, các chức danh khác của Tòa án nhân dân.
5. Quản lý các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự về tổ chức theo quy định của Luật này và các luật có liên quan, bảo đảm độc lập giữa các Tòa án.
6. Trình Quốc hội dự án luật, dự thảo nghị quyết; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết theo quy định của luật.
Như vậy, Tòa án nhân dân tối cao sẽ có nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng Thẩm phán và các chức danh khác của Tòa án nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?