Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan nào? Phòng công chứng chỉ được thành lập khi nào?
Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan nào? Phòng công chứng chỉ được thành lập khi nào?
Căn cứ Điều 19 Luật Công chứng 2014 quy định về phòng công chứng như sau:
Phòng công chứng
1. Phòng công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.
2. Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng.
Người đại diện theo pháp luật của Phòng công chứng là Trưởng phòng. Trưởng phòng công chứng phải là công chứng viên, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
3. Tên gọi của Phòng công chứng bao gồm cụm từ “Phòng công chứng” kèm theo số thứ tự thành lập và tên của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Phòng công chứng được thành lập.
4. Phòng công chứng sử dụng con dấu không có hình quốc huy. Phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định thành lập. Thủ tục, hồ sơ xin khắc dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Phòng công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.
Theo đó, phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp. Phòng công chứng sẽ có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng.
Ủy ban nhân dân tỉnh là cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập phòng công chứng.
Công chứng viên làm Trưởng phòng công chứng sẽ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm và là người đại diện theo pháp luật của Phòng công chứng.
Đồng thời, căn cứ theo khoản 2 Điều 18 Luật Công chứng 2014 quy định:
Nguyên tắc thành lập tổ chức hành nghề công chứng
...
2. Phòng công chứng chỉ được thành lập mới tại những địa bàn chưa có điều kiện phát triển được Văn phòng công chứng.
3. Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của Chính phủ.
Theo đó, phòng công chứng chỉ được thành lập mới tại những địa bàn chưa có điều kiện phát triển được Văn phòng công chứng.
Việc thành lập phòng công chứng được căn cứ vào nhu cầu công chứng tại địa phương, Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ xây dựng đề án thành lập Phòng công chứng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Đề án nêu rõ sự cần thiết thành lập Phòng công chứng, dự kiến về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện.
(Theo khoản 1 Điều 20 Luật Công chứng 2014)
Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan nào? Phòng công chứng chỉ được thành lập khi nào? (Hình từ Internet)
Sở Tư pháp phải đăng báo về những nội dung gì khi có quyết định thành lập Phòng công chứng?
Căn cứ khoản 2 Điều 20 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:
Thành lập Phòng công chứng
...
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập Phòng công chứng, Sở Tư pháp phải đăng báo trung ương hoặc báo địa phương nơi có trụ sở của Phòng công chứng trong ba số liên tiếp về các nội dung sau đây:
a) Tên gọi, địa chỉ trụ sở của Phòng công chứng;
b) Số, ngày, tháng, năm ra quyết định thành lập và ngày bắt đầu hoạt động của Phòng công chứng.
3. Trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thay đổi tên gọi hoặc địa chỉ trụ sở của Phòng công chứng thì Sở Tư pháp phải đăng báo những nội dung thay đổi đó theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo đó, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định thành lập Phòng công chứng, Sở Tư pháp phải đăng báo trung ương hoặc báo địa phương nơi có trụ sở của Phòng công chứng trong ba số liên tiếp về các nội dung sau đây:
- Tên gọi, địa chỉ trụ sở của Phòng công chứng;
- Số, ngày, tháng, năm ra quyết định thành lập và ngày bắt đầu hoạt động của Phòng công chứng.
Tiên chuẩn công chứng viên hiện nay bắt buộc phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành gì?
Căn cứ Điều 8 Luật Công chứng 2014 quy định về tiêu chuẩn công chứng viên như sau:
Tiêu chuẩn công chứng viên
Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:
1. Có bằng cử nhân luật;
2. Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;
4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
5. Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.
Theo đó, công chứng viên phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quy định nêu trên. Trong đó, bắt buộc phải có bằng cử nhân luật.
Như vậy, tiêu chuẩn công chứng viên hiện nay bắt buộc phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?