Phòng chống doping trong hoạt động thể thao được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào? Cơ quan nào có trách nhiệm lấy mẫu xét nghiệm doping?

Tôi có thắc mắc liên quan đến vấn đề phòng chống doping. Cho tôi hỏi phòng chống doping trong hoạt động thể thao được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào? Cơ quan nào có trách nhiệm lấy mẫu xét nghiệm doping? Câu hỏi của anh N.T.H ở Bình Dương.

Phòng chống doping trong hoạt động thể thao được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 17/2015/TT-BVHTTDL quy định về nguyên tắc phòng chống doping trong hoạt động thể thao như sau:

Nguyên tắc phòng, chống doping trong hoạt động thể thao
1. Hoạt động phòng, chống doping được tổ chức thường xuyên; chú trọng biện pháp thông tin, giáo dục, truyền thông để nâng cao nhận thức về tác hại của việc sử dụng doping.
2. Thực hiện việc phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài, các tổ chức thể thao quốc tế trong phòng, chống doping.
3. Đảm bảo tuân thủ các quy định của Tổ chức phòng, chống doping thế giới và các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến phòng, chống doping trong hoạt động thể thao.
4. Đảm bảo vận động viên được tập luyện và thi đấu trong môi trường không doping và được thông tin đầy đủ về tác hại của doping.

Theo đó, việc phòng chống doping trong hoạt động thể thao được thực hiện dựa trên những nguyên tắc được quy định tại Điều 3 nêu trên.

Trong đó nguyên tắc hoạt động phòng, chống doping được tổ chức thường xuyên; chú trọng biện pháp thông tin, giáo dục, truyền thông để nâng cao nhận thức về tác hại của việc sử dụng doping.

Phòng chống doping

Phòng chống doping (Hình từ Internet)

Những hành vi nào được xem là vi phạm Bộ luật phòng chống doping thế giới?

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 17/2015/TT-BVHTTDL, được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 01/2023/TT-BVHTTDL về hành vi vi phạm Bộ luật phòng chống doping thế giới như sau:

Hành vi vi phạm Bộ luật phòng, chống doping thế giới
1. Có chất bị cấm hoặc các chất chuyển hóa hoặc các dấu vết của chất bị cấm trong mẫu xét nghiệm của vận động viên.
2. Sử dụng chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm.
3. Lảng tránh, từ chối hoặc bỏ lỡ việc lấy mẫu thử mà không phải vì lý do bất khả kháng sau khi có thông báo.
4. Vi phạm các yêu cầu liên quan đến sự có mặt của vận động viên để kiểm tra doping ngoài thi đấu.
5. Làm sai lệch hoặc gây cản trở đối với bất kỳ công đoạn nào của việc kiểm tra doping.
6. Sở hữu chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm.
7. Buôn bán chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm.
8. Cho vận động viên uống, sử dụng chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm trong thi đấu hoặc ngoài thi đấu; hỗ trợ, khuyến khích, giúp sức, sai khiến, bao che hoặc dính líu đến bất kỳ hành vi đồng lõa nào khác vi phạm quy định về phòng, chống doping.
9. Đồng lõa, bao che cho một hoặc nhiều hành vi quy định từ Khoản 1 đến Khoản 8 Điều này.
10. Vận động viên có liên hệ về chuyên môn thể dục thể thao với huấn luyện viên, người hướng dẫn, bác sĩ hoặc bất kỳ ai đang trong thời gian bị kỷ luật do vi phạm quy định về phòng, chống doping.
11. Kỳ thị, trù dập người tố cáo hành vi vi phạm doping.

Theo đó, hành vi nào được xem là vi phạm Bộ luật phòng chống doping thế giới gồm:

+ Có chất bị cấm hoặc các chất chuyển hóa hoặc các dấu vết của chất bị cấm trong mẫu xét nghiệm của vận động viên.

+ Sử dụng chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm.

+ Lảng tránh, từ chối hoặc bỏ lỡ việc lấy mẫu thử mà không phải vì lý do bất khả kháng sau khi có thông báo.

+ Vi phạm các yêu cầu liên quan đến sự có mặt của vận động viên để kiểm tra doping ngoài thi đấu.

+ Làm sai lệch hoặc gây cản trở đối với bất kỳ công đoạn nào của việc kiểm tra doping.

+ Sở hữu chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm.

+ Buôn bán chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm.

+ Cho vận động viên uống, sử dụng chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm trong thi đấu hoặc ngoài thi đấu; hỗ trợ, khuyến khích, giúp sức, sai khiến, bao che hoặc dính líu đến bất kỳ hành vi đồng lõa nào khác vi phạm quy định về phòng, chống doping.

+ Đồng lõa, bao che cho một hoặc nhiều hành vi quy định từ Khoản 1 đến Khoản 8 Điều này.

+ Vận động viên có liên hệ về chuyên môn thể dục thể thao với huấn luyện viên, người hướng dẫn, bác sĩ hoặc bất kỳ ai đang trong thời gian bị kỷ luật do vi phạm quy định về phòng, chống doping.

+ Kỳ thị, trù dập người tố cáo hành vi vi phạm doping.

Cơ quan nào có trách nhiệm tổ chức thực hiện lấy mẫu xét nghiệm doping?

Theo Điều 8 Thông tư 17/2015/TT-BVHTTDL quy định về lấy mẫu xét nghiệm doping như sau:

Lấy mẫu xét nghiệm doping
1. Trung tâm Doping và Y học thể thao có trách nhiệm sau:
a) Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện lấy mẫu xét nghiệm doping;
b) Việc lấy mẫu, bảo quản mẫu và xét nghiệm doping được thực hiện theo quy trình kỹ thuật của Tổ chức phòng, chống doping thế giới.
2. Người được cơ quan có thẩm quyền giao trách nhiệm lấy mẫu xét nghiệm doping phải có chứng nhận đạt yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật lấy mẫu xét nghiệm doping do Tổ chức phòng, chống doping thế giới hoặc Trung tâm Doping và Y học thể thao cấp.

Như vậy, cơ quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện lấy mẫu xét nghiệm doping là Trung tâm Doping và Y học thể thao.

Vi phạm doping
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người được giao trách nhiệm lấy mẫu xét nghiệm doping phải đáp ứng điều kiện gì? Kết quả xét nghiệm doping được thông báo đến ai?
Pháp luật
Mục tiêu thực hiện tuyên truyền, giáo dục về phòng chống doping trong hoạt động thể thao là gì?
Pháp luật
Phòng chống doping trong hoạt động thể thao được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào? Cơ quan nào có trách nhiệm lấy mẫu xét nghiệm doping?
Pháp luật
Kết luận đánh giá mức độ vi phạm doping do ai ban hành và gồm những nội dung gì? Quyết định xử lý vi phạm được ban hành khi nào?
Pháp luật
Hội đồng đánh giá mức độ vi phạm doping được thành lập trong trường hợp nào? Hội đồng có tối đa bao nhiêu thành viên?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vi phạm doping
947 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vi phạm doping

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Vi phạm doping

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào