Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện là công chức hay cán bộ? Phó Viện trưởng do ai bổ nhiệm?
Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện là công chức hay cán bộ?
Công chức trong hệ thống Viện Kiểm sát nhân dân theo quy định tại Điều 8 Nghị định 06/2010/NĐ-CP như sau:
Công chức trong hệ thống Viện Kiểm sát nhân dân
1. Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; kiểm sát viên, điều tra viên; người làm việc trong văn phòng, vụ, cục, ban và Viện nghiệp vụ thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
2. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; kiểm sát viên, điều tra viên; người làm việc trong văn phòng, phòng thuộc Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh;
3. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện; kiểm sát viên, điều tra viên và người làm việc trong Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện.
Căn cứ trên quy định công chức trong hệ thống Viện Kiểm sát nhân dân bao gồm:
- Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; kiểm sát viên, điều tra viên; người làm việc trong văn phòng, vụ, cục, ban và Viện nghiệp vụ thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; kiểm sát viên, điều tra viên; người làm việc trong văn phòng, phòng thuộc Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh;
- Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện; kiểm sát viên, điều tra viên và người làm việc trong Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện.
Như vậy, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện là công chức trong hệ thống Viện Kiểm sát nhân dân.
Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện do ai bổ nhiệm?
Thẩm quyền bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện được quy định tại khoản 1 Điều 68 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 như sau:
Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện
1. Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
2. Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, theo sự phân công hoặc ủy quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp mình; chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp mình và trước pháp luật.
3. Nhiệm kỳ của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
Như vậy, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm.
Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện là công chức hay cán bộ? Phó Viện trưởng do ai bổ nhiệm? (Hình từ Internet)
Quy trình bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện được thực hiện ra sao?
Quy trình bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện được thực hiện theo quy định tại tiểu mục 4 Mục III Phụ lục 01 ban hành kèm theo Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiễm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân kèm theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021 như sau:
Bước 1: Căn cứ nhu cầu công tác của đơn vị, quy hoạch đã được phê duyệt, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm rà soát, báo cáo và đề xuất chủ trương, số lượng và nhân sự trình Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh họp, thảo luận, thống nhất (Nghị quyết) về chủ trương, số lượng, nguồn nhân sự để kiện toàn lãnh đạo đơn vị.
Thành phần: Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ.
Bước 2: Trên cơ sở kết quả của bước 1 Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tổ chức hội nghị.
Thành phần: Lãnh đạo, Chi ủy viên và toàn thể công chức trong đơn vị (Hội nghị được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập tham gia).
Việc lấy ý kiến được thực hiện theo trình tự sau:
- Thay mặt Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh thông báo danh sách nhân sự do Ban cán sự đảng giới thiệu nhân sự trong quy hoạch, đáp ứng được cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện để bổ nhiệm; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu trong 03 năm công tác gần nhất, triển vọng phát triển; dự kiến phân công công tác.
- Người được giới thiệu lấy phiếu trình bày chương trình hành động, bản kê khai tài sản, thu nhập.
Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn: Mỗi thành viên tín nhiệm 01 người cho một vị trí; người nào đạt số phiếu cao nhất trên 50% số phiếu hợp lệ thì được lựa chọn. Trường hợp không có người nào đạt trên 50% số phiếu giới thiệu thì chọn 02 người có số phiếu giới thiệu cao nhất từ trên xuống để giới thiệu các bước tiếp theo. Đại diện phòng Tổ chức cán bộ Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện và cấp ủy địa phương kiểm phiếu (kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này).
Bước 3: Trên cơ sở kết quả của bước 1, 2 Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh họp, nhận xét, đánh giá và giới thiệu nhân sự (Nghị quyết) về việc bổ nhiệm và có văn bản hiệp y với cấp ủy địa phương về việc bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.
Thành phần: Thực hiện như quy định tại bước 1
Nguyên tắc lựa chọn: Mỗi thành viên giới thiệu 01 người cho một chức vụ trong số nhân sự được giới thiệu ở bước 4, người đạt số phiếu cao nhất trên 50% số phiếu hợp lệ giới thiệu thì được lựa chọn đề nghị bổ nhiệm.
Phân tích kết quả lấy phiếu ở các hội nghị, xác minh, kết luận những vấn đề mới phát sinh (nếu có).
Nhân sự được tín nhiệm, lãnh đạo và Chi ủy đơn vị xây dựng hồ sơ bổ nhiệm theo quy định.
Bước 4: Sau khi có văn bản hiệp y của cấp ủy địa phương về việc bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có tờ trình đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, bổ nhiệm.
Đơn vị quy hoạch chức danh lãnh đạo cấp huyện theo nhóm hoặc khối đơn vị thì khi thực hiện quy trình bổ nhiệm, nhân sự đưa ra hội nghị cũng theo nhóm hoặc khối đã quy hoạch. Ban cán sự đảng, tập thể lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nhận xét, đánh giá nhân sự nổi trội trong số quy hoạch để lựa chọn (có số dư) giới thiệu ra hội nghị để lấy phiếu tín nhiệm và chịu trách nhiệm về nhận xét, đánh giá nhân sự theo quy định.
Lưu ý:
Nếu nhân sự được giới thiệu có ý kiến xin rút không thực hiện quy trình bổ nhiệm ở bước nào thì Ban cán sự đảng phải xem xét, quyết định ở bước đó tại hội nghị.
- Trình tự bổ nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát nhân dân tối cao sẽ có hướng dẫn thực hiện sau./.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?