Phó trưởng phòng của một đơn vị sự nghiệp công lập có được bổ nhiệm làm kế toán trưởng tại đơn vị mình đang công tác không?
- Ai làm người có thẩm quyền bổ nhiệm vị trí kế toán tại đơn vị sự nghiệp công lập?
- Yêu cầu đối với người làm việc ở vị trí kế toán trưởng tại đơn vị sự nghiệp công lập như thế nào?
- Phó trưởng phòng của một đơn vị sự nghiệp công lập có được bổ nhiệm làm kế toán trưởng tại đơn vị mình đang công tác không?
Ai làm người có thẩm quyền bổ nhiệm vị trí kế toán tại đơn vị sự nghiệp công lập?
Theo Điều 6 Thông tư 04/2018/TT-BNV quy định về thẩm quyền bổ nhiệm vị trí kế toán như sau"
"Điều 6. Thẩm quyền bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, bố trí phụ trách kế toán
1. Đối với đơn vị kế toán chỉ có một người làm kế toán hoặc một người làm kế toán kiêm nhiệm
Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại phụ trách kế toán do người đứng đầu cơ quan, đơn vị kế toán quyết định.
2. Đối với đơn vị kế toán ngân sách và tài chính xã, phường, thị trấn
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại phụ trách kế toán sau khi có ý kiến của Phòng Nội vụ và Phòng Tài chính cấp huyện.
3. Đối với đơn vị kế toán phải bố trí kế toán trưởng nhưng chưa bổ nhiệm được ngay kế toán trưởng thì bố trí phụ trách kế toán theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Nghị định số 174/2016/NĐ-CP."
Yêu cầu đối với người làm việc ở vị trí kế toán trưởng tại đơn vị sự nghiệp công lập như thế nào?
Căn cứ Điều 21 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn và điều kiện của người phụ trách kế toán như sau:
"Điều 21. Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng, phụ trách kế toán
1. Kế toán trưởng, phụ trách kế toán phải có các tiêu chuẩn quy định tại điểm a, c, d khoản 1 Điều 54 Luật kế toán và không thuộc các trường hợp không được làm kế toán theo quy định tại Điều 19 Nghị định này. Bộ Tài chính quy định về việc tổ chức, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ kế toán trưởng.
2. Kế toán trưởng, phụ trách kế toán của các đơn vị kế toán sau đây phải có chuyên môn nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên, bao gồm:
c) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
3. Kế toán trưởng, phụ trách kế toán của các đơn vị kế toán sau đây phải có chuyên môn nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp chuyên nghiệp trở lên, bao gồm:
e) Đơn vị sự nghiệp công lập ngoài các đơn vị quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
[.."
Như vậy đối với người làm việc ở vị trí kế toán trưởng ở vị trí công lập thì cần phải có chuyên môn nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp hoặc trình độ đại học trở lên. Ngoài ra còn phải thỏa các điều kiện được quy định tại Điều 54 Luật kế toán 2015 như sau:
"Điều 54. Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng
1. Kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật này;
b) Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp trở lên;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng;
d) Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 03 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ trung cấp, cao đẳng.
..."
Phó trưởng phòng của một đơn vị sự nghiệp công lập có được bổ nhiệm làm kế toán trưởng tại đơn vị mình đang công tác không?
Phó trưởng phòng đơn vị sự nghiệp công lập
Căn cứ theo Điều 52 Luật kế toán 2015 quy định về những người không được làm kế toán như sau:
"Điều 52. Những người không được làm kế toán
1. Người chưa thành niên; người bị Tòa án tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích.
3. Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp luật, của người đứng đầu, của giám đốc, tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc, phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính - kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định.
4. Người đang là người quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trong doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định."
Như vậy nếu Phó trưởng phòng của bạn có thể đáp ứng các điều kiện để đảm nhận vị trí kế toán theo quy định và nếu Phó trưởng phòng này không phải là người đang làm quản lý hoặc điều hành của đơn vị; không phải là thủ kho, thủ quỹ; không phải là người được giao nhiệm vụ thường xuyên mua, bán tài sản trong đơn vị thì có thể bổ nhiệm người này làm kế toán trưởng mà không bị hạn chế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?