Phó Tổng Thanh tra Chính phủ chỉ đạo từ mấy cuộc thanh tra trở lên chậm quá 03 tháng thì bị xem xét, điều chỉnh phân công nhiệm vụ?
- Nhiệm vụ của Phó Tổng Thanh tra Chính phủ được phân công chỉ đạo cuộc thanh tra là gì?
- Phó Tổng Thanh tra Chính phủ chỉ đạo từ mấy cuộc thanh tra trở lên chậm quá 03 tháng trở lên thì bị xem xét, điều chỉnh phân công nhiệm vụ?
- Việc ban hành Quyết định thanh tra, phê duyệt Kế hoạch tiến hành thanh tra được thực hiện theo trình tự thế nào?
Nhiệm vụ của Phó Tổng Thanh tra Chính phủ được phân công chỉ đạo cuộc thanh tra là gì?
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ được phân công chỉ đạo cuộc thanh tra (Hình từ Internet)
Theo khoản 2 Điều 10 Quy chế tổ chức và hoạt động Đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 465/QĐ-TTCP năm 2022 quy định như sau:
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ được phân công chỉ đạo cuộc thanh tra có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Đoàn thanh tra, giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra và thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Ban hành Quyết định thanh tra, phê duyệt Kế hoạch tiến hành thanh tra, xem xét có ý kiến về Báo cáo kết quả thanh tra và dự thảo Kết luận thanh tra;
+ Chỉ đạo Đoàn thanh tra việc tiếp thu, chỉnh sửa đảm bảo quy định pháp luật theo ý kiến của Người thẩm định dự thảo Kết luận thanh tra;
+ Báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ trước khi ký văn bản xin ý kiến và tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và Thủ tướng Chính phủ về các nội dung liên quan đến cuộc thanh tra theo quy định hiện hành;
+ Ban hành, công khai Kết luận thanh tra; ký quyết định và các văn bản khác theo thẩm quyền liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra;
+ Giải quyết kịp thời các phản ánh, kiến nghị của Đoàn thanh tra, các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra;
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật và Tổng Thanh tra Chính phủ về các quyết định và ý kiến chỉ đạo của mình trong hoạt động thanh tra;
+ Chủ trì việc đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ thanh tra đối với Trưởng đoàn thanh tra.
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ chỉ đạo từ mấy cuộc thanh tra trở lên chậm quá 03 tháng trở lên thì bị xem xét, điều chỉnh phân công nhiệm vụ?
Theo điểm b khoản 4 Điều 20 Quy chế tổ chức và hoạt động Đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 465/QĐ-TTCP năm 2022 quy định như sau:
Xử lý vi phạm đối với cuộc thanh tra bị chậm
Cuộc thanh tra chậm là cuộc thanh tra chậm về thời gian ban hành kết luận thanh tra, được tính từ khi kết thúc thanh tra trực tiếp đến khi báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về dự thảo Kết luận thanh tra hoặc đến khi ban hành Kết luận thanh tra đối với các cuộc thanh tra không phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo thời gian quy định của Luật Thanh tra.
Tùy theo mức độ và số lượng cuộc thanh tra chậm, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, Thủ trưởng đơn vị chủ trì, Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ được phân công sẽ xem xét, xử lý trách nhiệm như sau:
...
4. Đối với Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ được phân công chỉ đạo cuộc thanh tra
a) Trường hợp có 03 cuộc thanh tra chậm quá 03 tháng, Vụ Kế hoạch - Tổng hợp hoặc Vụ Tổ chức cán bộ đưa vào báo cáo tại cuộc họp giao ban Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ hoặc cuộc họp Ban cán sự đảng Thanh tra Chính phủ để có giải pháp Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành;
b) Trường hợp có 04 cuộc thanh tra chậm quá 03 tháng, Vụ Kế hoạch - Tổng hợp hoặc Vụ Tổ chức cán bộ tiếp tục đưa vào báo cáo tại cuộc họp giao ban Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ hoặc cuộc họp Ban cán sự đảng Thanh tra Chính phủ; Vụ Tổ chức cán bộ tham mưu Ban cán sự đảng Thanh tra Chính phủ xem xét việc nhận xét đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và thi đua, khen thưởng;
c) Trường hợp có từ 05 cuộc thanh tra trở lên chậm quá 03 tháng, Vụ Tổ chức cán bộ tham mưu Ban cán sự đảng Thanh tra Chính phủ, Tổng Thanh tra Chính phủ xem xét, điều chỉnh phân công nhiệm vụ cho phù hợp.
Theo đó, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ chỉ đạo từ 05 cuộc thanh tra trở lên chậm quá 03 tháng trở lên thì bị Vụ Tổ chức cán bộ tham mưu Ban cán sự đảng Thanh tra Chính phủ, Tổng Thanh tra Chính phủ xem xét, điều chỉnh phân công nhiệm vụ.
Việc ban hành Quyết định thanh tra, phê duyệt Kế hoạch tiến hành thanh tra được thực hiện theo trình tự thế nào?
Theo Điều 4 Quy chế tổ chức và hoạt động Đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 465/QĐ-TTCP năm 2022 quy định việc ban hành Quyết định thanh tra, phê duyệt Kế hoạch tiến hành thanh tra được thực hiện theo trình tự như sau:
Trình tự ban hành Quyết định thanh tra, phê duyệt Kế hoạch tiến hành thanh tra
1. Căn cứ Kế hoạch thanh tra hoặc nhiệm vụ thanh tra được giao, Thủ trưởng đơn vị chủ trì chỉ đạo việc thu thập thông tin, tài liệu, xây dựng dự thảo Quyết định thanh tra, tham gia ý kiến vào dự thảo Kế hoạch tiến hành thanh tra.
Dự thảo Quyết định thanh tra phải nêu rõ căn cứ, nội dung, đối tượng, phạm vi, thời kỳ, thời hạn thanh tra; cơ cấu tổ chức Đoàn thanh tra; nhiệm vụ của Đoàn thanh tra; trách nhiệm thực hiện Quyết định thanh tra.
2. Thủ trưởng đơn vị chủ trì báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Phó Tổng Thanh tra Chính phủ được phân công về dự thảo Quyết định thanh tra; tham gia ý kiến về dự thảo Kế hoạch tiến hành thanh tra; tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó Tổng Thanh tra Chính phủ được phân công để hoàn thiện dự thảo Quyết định thanh tra, chỉ đạo Trưởng đoàn thanh tra hoàn thiện dự thảo Kế hoạch tiến hành thanh tra.
Dự thảo Kế hoạch tiến hành thanh tra phải nêu rõ mục đích, yêu cầu; nội dung, đối tượng, phạm vi, thời kỳ, thời hạn thanh tra; phương pháp tiến hành thanh tra; tiến độ thực hiện, chế độ thông tin báo cáo; phân công nhiệm vụ thành viên Đoàn thanh tra; kinh phí, phương tiện và những vấn đề khác liên quan đến việc tổ chức cuộc thanh tra.
3. Thủ trưởng đơn vị chủ trì lập Phiếu trình kèm theo dự thảo Quyết định thanh tra, dự thảo Kế hoạch tiến hành thanh tra, Báo cáo kết quả nắm tình hình (nếu có). Phiếu trình được lập theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Quy chế này.
Thủ trưởng đơn vị chủ trì có trách nhiệm gửi lấy ý kiến của Vụ Kế hoạch - Tổng hợp về nội dung, phạm vi, đối tượng, thời kỳ, thời hạn thanh tra; lấy ý kiến của Vụ Tổ chức cán bộ về nhân sự tham gia Đoàn thanh tra.
Chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Phiếu trình kèm theo dự thảo Quyết định thanh tra và dự thảo Kế hoạch tiến hành thanh tra, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tổng hợp có ý kiến về nội dung, phạm vi, đối tượng, thời kỳ, thời hạn thanh tra; Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ có ý kiến về nhân sự của Đoàn thanh tra vào Phiếu trình.
Trường hợp Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tổng hợp, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ có ý kiến khác thì cùng với Thủ trưởng đơn vị chủ trì báo cáo Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ xem xét, phê duyệt.
4. Chậm nhất là 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ, Thủ trưởng đơn vị chủ trì hoàn thiện dự thảo Quyết định thanh tra, chỉ đạo Trưởng đoàn thanh tra hoàn thiện dự thảo Kế hoạch tiến hành thanh tra, trình Phó Tổng Thanh tra Chính phủ được phân công ký Phiếu trình, trình Tổng Thanh tra Chính phủ xem xét, phê duyệt.
5. Sau khi được Tổng Thanh tra Chính phủ phê duyệt, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ được phân công ký ban hành Quyết định thanh tra và phê duyệt Kế hoạch tiến hành thanh tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?